Có nên phẫu thuật điều trị động kinh cho trẻ?

Phẫu thuật điều trị bệnh động kinh cho trẻ

Động kinh ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng nguy hiểm

Sai lầm của phụ huynh trong điều trị động kinh ở trẻ

Dấu hiệu và cách xử lý trẻ lên cơn co giật do động kinh

Trẻ động kinh ăn gì để chống co giật?

Phẫu thuật điều trị bệnh động kinh là phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập khu vực của não bộ, nơi bắt nguồn cơn động kinh hay cấy ghép một thiết bị được sử dụng để điều trị bệnh động kinh vào trong não.

BS. Lê Thị Khánh Vân – Bệnh viện Nhi Đồng cho biết: “Phẫu thuật điều trị bệnh động kinh là một phẫu thuật chuyên sâu, đòi hỏi cần có trang thiết bị hiện đại và trình độ chuyên môn cao của người phẫu thuật viên, chính vì vậy tại Việt Nam phương pháp điều trị này vẫn chưa được phổ biến, do đó việc điều trị bằng thuốc vẫn là lựa chọn hàng đầu".

Một số trường hợp trẻ bị động kinh có thể nên nghĩ đến lựa chọn phẫu thuật điều trị động kinh như: Khi trẻ không thể sử dụng thuốc điều trị động kinh do tác dụng phụ của thuốc hoặc thuốc điều trị bệnh động kinh không có tác dụng đối với bệnh động kinh của trẻ (bệnh động kinh kháng thuốc).

Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp trẻ bị động kinh đều có thể thực hiện phẫu thuật được vì phẫu thuật điều trị bệnh động kinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ nghiêm trọng của bệnh động kinh tới chất lượng cuộc sống của trẻ như thế nào? Thể trạng của trẻ có chịu đựng được ca phẫu thuật hay không? Có xác định và khu trú được khu vực não gây ra bệnh động kinh cho trẻ hay không? Phần tổn thương trên não có gần các khu vực nhạy cảm không, phẫu thuật có cắt bỏ được phần tổn thương đó an toàn và các rủi ro, di chứng để lại như thế nào?

Một số rủi ro mà trẻ có thể gặp phải khi thực hiện phẫu thuật não điều trị động kinh:

- Phẫu thuật có thể dẫn đến nhiễm trùng và chảy máu ở não, hơn nữa cơ thể trẻ cũng có thể có phản ứng với thuốc gây mê và các thuốc khác trong quá trình phẫu thuật và phục hồi.

- Phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng tới một số chức năng, hoạt động của não dẫn tới trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, hiểu và nói; Hạn chế di chuyển ở một bên của cơ thể do tác động đến phần não chi phối.

- Trong thực tế, bệnh vẫn có thể tái phát, đôi khi nó còn làm tăng số lượng các cơn co giật ở trẻ sau phẫu thuật. Chính vì vậy, trước khi thực hiện phẫu thuật, các bác sỹ sẽ tư vấn cho người nhà bệnh nhân về các rủi ro có thể xảy ra đối với trẻ. 

Quang Tuấn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh