Những lý do khiến nhà cửa kém thơm tho

Một vài thói quen sinh hoạt khiến cho ngôi nhà luôn có mùi hôi khó chịu

6 biện pháp cải thiện hệ miễn dịch trong thời tiết nồm ẩm

Người cao tuổi lưu ý gì trong thời tiết nồm ẩm?

Phòng hen phế quản tái phát khi thời tiết nồm ẩm

Nơi ẩn náu của các tác nhân gây dị ứng trong nhà

Không đổ rác thường xuyên

Một trong những nguyên nhân khiến ngôi nhà, đặc biệt là phòng bếp, có mùi khó chịu là do rác hữu cơ và thực phẩm phân hủy. Bạn nên đổ rác thường xuyên hơn, đồng thời vệ sinh thùng đựng rác đều đặn. Chỉ thay túi rác thôi chưa đủ, bạn nên dùng khăn giấy và dung dịch vệ sinh đa năng lau sạch thùng rác trong nhà.

Mẹo nhỏ giúp giảm mùi hôi từ thùng rác là lót vài lớp giấy báo dưới đáy, trước khi cho túi rác vào thùng.

Không dọn tủ lạnh

Một trong những vị trí chúng ta thường bỏ quên khi dọn dẹp nhà cửa là dọn bên trong tủ lạnh. Thực phẩm hết hạn, đồ ăn dây ra ngăn tủ có thể bốc mùi.

Bạn nên làm sạch tủ lạnh kỹ càng khoảng 4 lần/năm với dung dịch giấm trắng, baking soda pha với nước. Các ngăn kéo trong tủ nên được tháo dỡ, rửa với nước xà phòng ấm.

Để khăn vải ẩm mốc

Độ ẩm cao khiến khăn tắm dễ bị ố vàng, nấm mốc và lên mùi khó chịu

Độ ẩm cao khiến khăn tắm dễ bị ố vàng, nấm mốc và lên mùi khó chịu

Độ ẩm dư thừa trên khăn vải, khăn tắm là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi, gây ra mùi hôi trong phòng tắm. Bạn nên giặt khăn tắm đều đặn với nước giặt và giấm hoặc baking soda ở chế độ nóng. Sau khi dùng khăn, bạn nên trải phẳng cho khô.

Ngoài ra, nhà vệ sinh, phòng tắm chật hẹp là môi trường lý tưởng cho nấm mốc mùa nồm ẩm. Bạn nên bật quạt thông gió, hoặc mở cửa sổ (khi không dùng phòng này) để thông khí tốt hơn.

Không hút bụi, quét dọn kỹ càng

Nếu nhà cửa của bạn không có mùi thơm mát dễ chịu, đã đến lúc bạn “tổng vệ sinh” bằng cách phủi bụi trên nội thất và hút bụi thật kỹ. Trong bụi còn có vi khuẩn, vảy da chết, phấn hoa… trôi nổi trong không khí, gây ra mùi ẩm thấp trong nhà.

Không làm sạch các loại thảm

Vật dụng dễ ám mùi hôi nhất trong nhà chính là các loại thảm tấm, thảm chùi chân, đặc biệt khi nhà bạn có thú cưng. Nếu hút bụi không giúp giảm mùi hôi, bạn nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để khử mùi thảm. Đừng quên làm sạch lõi lọc của máy hút bụi sau mỗi lần vệ sinh thảm.

Một số loại thảm cỡ nhỏ, chất liệu an toàn có thể giặt sạch. Bạn nên dành thời gian giặt thảm, hoặc tìm tới các dịch vụ giặt thảm chuyên nghiệp.

Không dọn dẹp giày dép có mùi hôi

Tủ giày có thể đóng kín giúp ngăn mùi giày tất lan ra khắp căn phòng

Tủ giày có thể đóng kín giúp ngăn mùi giày tất lan ra khắp căn phòng

Những đôi giày ám đầy những phân tử gây mùi hôi có thể là nguyên nhân khiến cả ngôi nhà kém thơm tho. Các gia đình nên tránh chất đống giày dép ngay tại lối vào cửa nhà. Bạn nên cân nhắc mua kệ giày kín để bảo quản tốt hơn, đồng thời giặt và vệ sinh giày đều đặn để xử lý tận gốc mùi hôi.

Bỏ bê cây cảnh, lọ hoa trong nhà

Trồng cây trong nhà không chỉ giúp làm sạch không khí, mà còn giúp nhà cửa có mùi thơm tự nhiên. Tuy nhiên, một số loài cây nếu tưới nước quá nhiều có thể gây úng rễ, gây phản tác dụng. Bạn nên xử lý các chậu cây trong nhà, tránh để cây chết thu hút nấm mốc, côn trùng.

Tương tự, hoa cắt cành khi cắm vào lọ không chơi được quá lâu, khi héo tàn còn gây ra mùi hôi khó chịu. Các gia đình nên thay nước cho hoa đều đặn để hoa tươi lâu hơn, đồng thời thay hoa ngay khi có dấu hiệu bốc mùi.

Không vệ sinh thú cưng

Tình trạng mà nhiều gia đình nuôi thú cưng gặp phải là căn nhà có mùi y hệt như những "người bạn bốn chân". Trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, chủ nhân nên chăm cắt tỉa lông, tắm chó mèo với dầu gội chuyên dụng. 

 
Quỳnh Trang (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp