Lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt giúp người cao tuổi phòng bệnh trong ngày nồm ẩm
Mưa phùn, sương mù và nồm ẩm tại Bắc Bộ bao giờ kết thúc?
Cách đối phó với các vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời nồm
Biện pháp tự nhiên giúp cải thiện mái tóc bết dầu
Trồng cây gì để khắc phục tình trạng nồm ẩm?
Vì sao người cao tuổi cần lưu ý bảo vệ sức khỏe khi trời nồm ẩm?
Thời tiết không cố định
Miền Bắc đang trong những ngày trời nồm ẩm thấp, sáng sớm hay có mưa phùn, buổi trưa sẽ dừng mưa nhưng chiều tối lại có thể chuyển lạnh. Người già, người có bệnh nền có hệ miễn dịch yếu, cơ thể khó thích nghi kịp, dễ nhiễm bệnh hơn.
Virus, vi khuẩn phát triển
Độ ẩm cao khiến virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Người cao tuổi dễ mắc các chứng bệnh như: Cúm mùa gia tăng và trở nặng, dễ xảy ra biến chứng viêm phổi; Các bệnh mạn tính (viêm loét dạ dày - tá tràng, đau nhức xương khớp...); Bệnh tăng huyết áp, tim mạch và hen phế quản dễ tái phát...
Ăn uống kém
Trong thời tiết khó chịu, người cao tuổi ăn uống kém ngon miệng, dễ gặp các chứng đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, giấc ngủ chập chờn... ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Cách bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh cho người cao tuổi trong thời tiết nồm ẩm
Thói quen ăn uống
Nên ăn đúng bữa, tránh quá bữa, bỏ bữa, cũng không ăn quá nhiều bữa, ăn vừa phải, chỉ nên ăn no từ 70-80%, không ăn quá no, đặc biệt là người bệnh tim mạch vì sẽ làm máu dồn nhiều về dạ dày để tăng cường tiêu hóa thức ăn dẫn đến thiếu máu cục bộ ở cơ tim và não, làm phát sinh các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, gây mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt.
Thực phẩm nên ăn và nên hạn chế
Người già nên ăn nhiều rau lá xanh, rau gia vị (hành, húng, mùi, tỏi...), quả chín (cam, quýt, hồng, xoài, đu đủ, dưa hấu...) vì có nhiều vitamin C và beta - caroten là các chất chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa quá trình peroxyd hóa màng tế bào, trung hòa các gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, tránh nguy cơ xơ vữa động mạch, đái tháo đường, ung thư... Các chất xơ trong rau quả có tác dụng nhuận tràng, loại bỏ cholesterol thừa, ngăn ngừa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Hạn chế thức ăn nhiều mỡ, nhiều cholesterol (nhất là thịt mỡ và phủ tạng), ăn uống ít đường (nước ngọt, mứt, bánh kẹo).
Giữ môi trường sống sạch sẽ, ngăn nấm mốc
Để hạn chế không khí ẩm vào nhà cần phải đóng kín các cửa sổ. Sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, nên lau thường xuyên bằng khăn khô, hút ẩm tốt, hạn chế dùng thảm trải sàn khi nồm ẩm vì dễ bị ẩm mốc.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Ngân (khoa Hô hấp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội) vào những ngày nồm ẩm, các gia đình có thể sử dụng máy hút ẩm hoặc bật điều hòa chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, sao cho duy trì độ ẩm không khí 40-60% là tốt nhất.
Giữ ấm, tránh bị ướt
Cần thiết phải theo dõi thời tiết hàng ngày, khi ra ngoài cần chú ý giữ ấm tay, chân, cổ, tránh để những bộ phận này nhiễm lạnh; Mang theo ô, áo mưa, cố gắng không để bị ướt; Đeo khẩu trang tránh hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi.
Tập thể dục đều đặn
Người cao tuổi nên tập luyện hàng ngày giúp cơ thể giữ được khối lượng cơ, hạn chế cơ bị teo, nhão, giúp khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, củng cố và tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp, giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ăn uống chóng tiêu.
Bình luận của bạn