Thời tiết nồm ẩm kéo dài của miền Bắc làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen suyễn
Đề phòng hen suyễn tái phát vào mùa lạnh
Làm gì để kiểm soát hen suyễn khi giao mùa?
Người bệnh hen suyễn nên ăn uống thế nào những khi trời lạnh?
Mẹo tự nhiên xử trí thở khò khè cho bé yêu
Thời tiết nồm ảnh hưởng thế nào tới bệnh hen phế quản?
ThS.BS Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp, Biện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước khắp nơi trong nhà, đặc biệt là trên sàn, thảm, kính cửa sổ, khiến nấm mốc và các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Trong ngày, nhiều loại hình thời tiết thay đổi liên tục như sáng mưa phùn kèm sương mù, trưa hửng nắng, tối mưa lạnh khiến cơ thể khó thích nghi kịp.
Ở bệnh nhân hen phế quản mạn tính, thời tiết nồm sẽ kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của hen phế quản. Không khí lạnh hoặc ẩm ướt có thể xâm nhập qua đường thở, gây ra các triệu chứng của cơn hen cấp như ho, khò khè, khó thở, tức ngực.
Ngoài ra không khí lạnh còn khiến cho nguy cơ cảm cúm, cảm virus, cảm lạnh tăng cao, người có tiền sử hen suyễn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biện pháp phòng hen phế quản tái phát khi thời tiết nồm ẩm
Giảm độ ẩm trong nhà
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Ngân, vào những ngày nồm ẩm, các gia đình có thể xem xét sử dụng máy hút ẩm hoặc bật điều hòa chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, sao cho duy trì độ ẩm không khí 40-60% là tốt nhất. Sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, nên lau thường xuyên bằng khăn khô, hút ẩm tốt, hạn chế dùng thảm trải sàn khi nồm ẩm vì dễ bị ẩm mốc, gây kích ứng đường thở và nhiều bệnh khác.
Giữ ấm, tránh bị ướt
Bạn nên theo dõi thời tiết hàng ngày để có sự ứng phó kịp thời với những thay đổi thời tiết bất thường. Khi ra ngoài trong thời tiết nồm ẩm, mưa phùn cần chú ý giữ ấm tay, chân, cổ, tránh để những bộ phận này nhiễm lạnh; Mang theo ô, áo mưa, cố gắng không để bị ướt; Đeo khẩu trang tránh hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi dẫn đến cơn hen suyễn.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Tăng cường sức đề kháng bằng các chế độ dinh dưỡng phù hợp như bổ sung vitamin C, beta caroten, vitamin E từ các loại rau xanh, cà rốt, cam, bưởi… để tăng cường chức năng hô hấp. Tránh các thực phẩm có thể gây ra tình trạng tình trạng dị ứng như hải sản, sữa, đậu phộng...
Chủ động điều trị dự phòng
Ngoài những lưu ý trên, người bệnh hen mạn tính cần chủ động điều trị dự phòng cơn hen tái phát bằng các thuốc chống viêm có tác dụng kéo dài, thuốc giảm dị ứng hoặc một số loại thảo dược tự nhiên như trà hoa cúc, nghệ...
Bình luận của bạn