Nuôi trẻ thuần chay: Lợi ích và rủi ro bố mẹ cần biết

Cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng khi nuối trẻ thuần chay

Mẹo nhỏ cho người thuần chay muốn tăng cân

Ăn chay tốt cho sức khỏe thế nào?

Những thực phẩm thuần chay tốt nhất cho sức khỏe

Ăn chay và ăn thuần chay khác nhau thế nào?

Chế độ ăn thuần chay có an toàn cho trẻ?

Chế độ ăn thuần chay an toàn với trẻ nhỏ. Nhưng, bố mẹ phải chú ý đến dinh dưỡng nhiều hơn, để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Chế độ ăn thuần chay không bao gồm sữa, bơ, phô mai - những thực phẩm rất quan trọng đối với một đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển. 

Lợi ích khi nuôi trẻ thuần chay

Chế độ ăn thuần chay không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, bởi vậy sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư... Tuân theo chế độ ăn thuần chay cũng giúp trẻ học được tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh từ khi còn rất nhỏ. 

Rủi ro khi cho trẻ ăn thuần chay 

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, cần rất nhiều calo để có được năng lượng để vui chơi, chạy nhảy, vận động. Chế độ ăn thuần chay không có sữa và các sản phẩm từ sữa có thể khiến trẻ thiếu hụt calo, calci.

Vì trẻ không ăn các loại thịt, nên cũng dễ bị thiếu protein. 

Phòng ngừa thiếu dưỡng chất khi ăn thuần chay 

Bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ uống sữa công thức, bạn hãy tìm sữa đậu nành. 

Bổ sung vitamin B12 cho bé ngay từ khi chào đời, nhưng nhớ hỏi ý kiến bác sỹ nhi. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin B12 cho bé trong độ tuổi từ 0 đến 6 tháng là 0,4mcg/ngày. Bé trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng là 0,5mcg/ngày. Trong trường hợp mẹ đang cho con bú, mẹ nên bổ sung vitamin B12 với liều 2,6 mcg/ngày.

Để bổ sung vitamin D, bé nên được bú sữa mẹ, tắm nắng 30 phút, 5 - 6 lần/tuần trong vài tháng. 

Khi bé tròn 4 tháng tuổi, bạn có thể bổ sung sắt vì sắt có trong sữa mẹ lúc này đã giảm. Khi bé tròn 6 tháng tuổi, đến tuổi ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn ngũ cốc có bổ sung sắt.

Khi bé được 7 - 9 tháng, bạn có thể cho bé ăn rau nghiền, rau củ, đậu, sữa chua thực vật... Khi bé được 9 - 10 tháng tuổi, bạn có thể bổ sung hạt gai dầu và hạt chia trong chế độ ăn của bé (nghiền nhuyễn hạt gai dầu, chia rồi trộn vào sữa chua). Từ tháng 11 trở đi, bạn có thể cho bé ăn cơm, rau củ. 

Dưới đây là một số nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thuần chay

1. Protein

Một số thực phẩm thuần chay giàu protein là các loại đậu, hạt, đậu phụ, sữa đậu nành và bơ làm từ các loại hạt. 

Những thực phẩm thuần chay giàu protein nên cho trẻ ăn

2. Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, hạ huyết áp và chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể cho bé uống bổ sung Vitamin B12 hoặc cho bé ăn các thực phẩm bổ sung B12.

3. Calci 

Calci giúp hình thành xương và răng chắc khỏe. Nên cho bé ăn đậu phụ, hạnh nhân, vừng, các loại đậu, rau lá xanh

4. Vitamin D

Thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương, xương trở nên mềm và yếu. Ngoài ra, vitamin D còn giúp cơ thể hấp thụ calci, phospho tốt hơn. Để bổ sung vitamin D cho bé thuần chay, bạn nên tắm nắng cho bé, hoặc bổ sung thêm sữa công thức thuần chay có chứa vitamin D.

5. Sắt 

Sắt rất quan trọng cho sự phát triển của não, tăng trưởng thích hợp và ngăn ngừa thiếu máu. Những thực phẩm giàu sắt là: Các loại đậu, bông cải xanh, đậu xanh và cải xoăn.

6. Acid béo omega-3 

Acid béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển thị lực và phát triển trí não ở trẻ. Bạn có thể cho bé ăn hạt chia, hạt gai dầu, hạt óc chó, dầu hạt lanh... 

7. Kẽm 

Kẽm rất cần thiết cho hệ miễn dịch, sửa chữa các mô, hấp thụ năng lượng từ thực phẩm. Thực phẩm thuần chay giàu kẽm là: Các loại đậu và hạt. 

8. Iod

Iod rất quan trọng để chống lại vi khuẩn, virus, ngăn ngừa rối loạn tăng trưởng ở trẻ sơ sinh. Iod có trong các loại đậu và ngũ cốc. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ