Hà Nội: Nên khám bệnh Parkinson ở đâu mới tốt?

Khám bệnh Parkinson ở đâu tốt là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Người bệnh Parkinson cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch?

Trị bệnh run tay bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Thoái hóa chất trắng não có nguy hiểm không?

Bủn rủn tay chân sau khi uống thuốc là bị làm sao?

Trả lời:

Chào bạn!

Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện khám bệnh Parkinson uy tín tại Hà Nội như:

- Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.

- Bệnh viện Lão khoa Trung ương: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

- Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: 1B Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức: Số 16 - 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (đây là cổng vào Khoa Khám bệnh và Khoa Khám theo yêu cầu C4 cho người bệnh khám thần kinh).

Bệnh Parkinson không phải nguyên nhân duy nhất gây ra run tay

Bệnh Parkinson không phải nguyên nhân duy nhất gây ra run tay

Tuy nhiên, có một vấn đề mà chúng tôi cần làm rõ với bạn là tình trạng run tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, chứ không chỉ là do bệnh Parkinson. Theo đó, một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng run tay có thể kể tới như:

- Run vô căn: Đây là bệnh lý xảy ra do tổn thương thần kinh ở một số phần của não (gồm đồi thị là nơi tiếp nhận tín hiệu đau và các tín hiệu cảm giác khác) gây nên tình trạng tăng động không kiểm soát được và run tay chân. Đặc điểm của run vô căn là cơn run tăng nặng khi bạn vận động hay cầm nắm đồ vật, giảm đi khi bạn ở trạng thái nghỉ ngơi. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân cụ thể gây run vô căn, nhưng thay đổi gene có thể là yếu tố dẫn tới tình trạng này.

- Bệnh Parkinson: Như bạn lo ngại, tình trạng run tay của ông có thể là do bệnh Parkinson. Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển rất phổ biến ở người cao tuổi. Triệu chứng run thường bắt đầu ở một bên tay, sau đó lan dần sang tay còn lại. Người bệnh Parkinson cũng có thể bị di chuyển chậm chạp hơn, khó giữ thăng bằng, cứng cơ bắp.

 

- Đa xơ cứng: Tình trạng này xảy ra khi lớp myelin (lớp phủ bảo vệ dây thần kinh) bị tổn thương. Đa xơ cứng cũng có thể dẫn tới run tay hay run các bộ phận khác trên cơ thể. 

- Cường giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như nhịp tim nhanh/tăng cao, giảm cân không rõ lý do, nhạy cảm với ánh sáng, khó ngủ…

- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như uống nhiều đồ uống có chứa caffeine, thiếu ngủ, hạ đường huyết, căng thẳng, thiếu vitamin B12, tổn thương não bộ hay ảnh hưởng của một số loại thuốc (như thuốc an thần, thuốc chống co giật, thuốc kháng histamine…) cũng có thể dẫn tới tình trạng run tay.

Do đó khi đi khám, bạn chỉ nên trình bày triệu chứng cho bác sĩ. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cụ thể để xác định chính xác nguyên nhân gây run, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp cho ông.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Dược sĩ Lê Biên

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Sản phẩm có bạn tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để run chân tay trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị