Người bệnh Parkinson cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch?
SUCKHOE+ | Đừng nghĩ rằng các triệu chứng run tay chân, di chuyển chậm chạp là rào cản khiến bạn phải từ bỏ đam mê du lịch! Tuy nhiên, các chuyến đi của bạn cần được lên kế hoạch trước một cách đầy đủ, tránh các rắc rối có thể phát sinh.
Dưới đây là những lưu ý cho người bệnh Parkinson để có chuyến du lịch vui vẻ, thoải mái hơn:
Chuẩn bị kỹ càng
- Việc lên kế hoạch từ trước có thể giúp chuyến đi của người bệnh Parkinson trở nên dễ dàng, an toàn hơn. Theo đó, việc tìm hiểu trước về điểm đến có thể giúp bạn chọn được những địa điểm thân thiện với các thiết bị hỗ trợ cho người bệnh Parkinson (ví dụ như địa điểm đủ lớn để sử dụng xe lăn, khung hỗ trợ tập đi…) cho người bệnh.
- Khi đặt vé máy bay, bạn nên chủ động chọn chỗ ngồi gần lối đi để dễ dàng duỗi chân hay đứng lên đi vệ sinh. Lưu ý chọn chuyến bay thẳng, tránh bay quá cảnh hay nối chuyến (transit).
- Bạn cũng nên đặt các khách sạn gần trung tâm để tiện đi lại. Nếu có thể, nên đặt phòng gần cầu thang máy để tiện di chuyển.
- Nhớ nghỉ ngơi đầy đủ trước, trong và sau chuyến đi.
Chuẩn bị một danh sách các món đồ cần thiết
Trước các chuyến đi du lịch, nhiều người thường thấy hồi hộp, choáng ngợp và vô tình quên đi các món đồ cần thiết đáng ra phải mang theo. Người bệnh Parkinson nên chuẩn bị một danh sách các món đồ cần mang theo, ví dụ như:
Người bệnh Parkinson cần chuẩn bị sẵn thuốc trước khi đi du lịch
- Thuốc: Bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn và tốt hơn hết nên mang thừa đôi chút. Bạn cũng có thể cần trao đổi với bác sĩ để mang thêm một số loại thuốc cảm lạnh, cúm, thuốc tiêu hóa… để đề phòng các vấn đề sức khỏe phát sinh khi đi du lịch.
- Bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác (nếu có). Nên kiểm tra lại hợp đồng xem bảo hiểm có chi trả tại địa điểm nơi bạn đến du lịch hay không.
- Giấy tờ tùy thân: Đảm bảo bạn đã mang theo căn cước (hoặc hộ chiếu), vé máy bay/tàu, cũng như các giấy tờ khác có liên quan tới tình trạng bệnh Parkinson.
- Các vật dụng cá nhân: Đảm bảo bạn mang đủ các vật dụng cá nhân như khăn giấy cho chuyến đi.
Một vài lưu ý đặc biệt
- Bạn cũng nên đến sớm để làm thủ tục check-in vì có thể sẽ mất nhiều thời gian khi phải cởi bỏ/mặc áo khoác, cởi/đi giày khi kiểm tra an ninh tại sân bay.
- Nên giữ hộp thuốc ở nơi bạn dễ lấy, ví dụ như bên hông vali hay trong túi nhỏ đeo bên người.
- Nên chọn di chuyển bằng các phương tiện cá nhân (như thuê xe riêng, đi taxi…) để được hỗ trợ vận chuyển hành lý.
Cố gắng duy trì các thói quen như bình thường ở nhà
Sau khi tới địa điểm du lịch, bạn vẫn nên cố gắng duy trì các hoạt động, thói quen như ở nhà. Mặc dù múi giờ có thể thay đổi (khi bạn đi du lịch nước ngoài), nhưng người bệnh Parkinson vẫn nên uống thuốc theo thời gian bác sĩ khuyến cáo.
Bạn cũng nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, ngay cả khi đang đi chơi để đảm bảo khả năng vận động, khả năng giữ thăng bằng. Người bệnh Parkinson cũng nên duy trì thói quen uống đủ nước trong ngày, ăn đủ dưỡng chất và đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ để không cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng và táo bón.
Có kế hoạch cho các tình huống khẩn cấp
Người bệnh Parkinson cần hiểu rõ những hạn chế của bản thân, ví dụ như bạn cần uống bao nhiêu loại thuốc trong ngày, tần suất uống thuốc như thế nào để tránh quên. Bạn cũng nên chủ động chuẩn bị sẵn các loại thuốc mình có thể cần khi đi du lịch (ví dụ như thuốc say tàu xe, thuốc tiêu hóa…) và trao đổi trước với bác sĩ về nguy cơ tương tác thuốc (nếu có).
Sắp xếp ít điểm đến hơn, nhưng hãy tận hưởng chúng một cách tối đa
Người bệnh Parkinson sẽ cần thêm thời gian cho mọi việc. Do đó, kế hoạch du lịch của bạn nên bao gồm ít điểm đến hơn để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
Bạn cũng nên tìm tới những địa điểm có cả cảnh quan ngoài trời. Theo các chuyên gia, việc tiếp xúc với ánh Mặt trời có thể giúp người bệnh Parkinson theo những cách sau:
Bình luận của bạn