TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung
tâm Hoạt hóa Điện hóa và Đèn tiết kiệm điện năng vẫn thường được gọi vui là "ông già Ô zôn". Theo chân vị chuyên gia tìm hiểu thực
tế tại chợ, chúng tôi nhận thấy, các bà nội trợ vẫn còn loay hoay trong việc phân biệt rau quả an
toàn. Khi chuyên gia đặt câu hỏi, thuốc trừ sâu ngấm nhiều ở đâu và vỏ của chúng có thể ăn được
không... có nhiều người trả lời, nhưng rất ít câu trả lời đúng.
Rau nhiều vết sâu
cắn không phải rau sạch
"Chịu", đó là lời nhận xét của chị
Nguyễn Thị Liên (tổ 23 Yên Hòa, Cầu Giấy) khi được nhờ phân tích xem đâu là rau ngót
sạch.
Đưa cho các chị em xem một nắm rau
ngót không có thuốc trừ sâu được hái từ chính vườn nhà và một nắm rau ngót được lấy ngẫu nhiên tại
chợ, TS Khải yêu cầu các chị phải sờ, nhìn và ngửi để tìm hiểu xem 2 nắm rau ngót đang cầm trong
tay là rau sạch hay rau phun thuốc trừ sâu. Sau một hồi ngửi, hít... nhiều chị đã nhận ra sự khác
biệt, lá rau không phun thuốc có lá mềm, mượt, sáng, bóng và không có vết sâu ăn lá. Đặc biệt là
khi vò thử thì thấy có mùi thơm nhẹ và rất đặc trưng của rau ngót.
Cười khà khà, TS Khải cho hay,
nhiều người khi đi mua rau cứ cố mua cho được những mớ rau mà lá nham nhở vết sâu cắn với quan
điểm: Lá sâu ăn thế này chắc không bị phun thuốc. Thực tế, đây chính là rau đã bị phun thuốc. Các
dấu vết của sâu chính là minh chứng rõ nhất cho việc người trồng rau đã dùng thuốc trừ sâu, bởi nếu
không dùng thuốc trừ sâu, thì sâu đã ăn trụi lá rồi, chứ không phải chỉ là vài vết cắn lỗ
chỗ.
TS Khải hướng dẫn chị em, khi đi
mua rau nên quan sát đoạn thân, cành giữa 2 đốt lá mà dài quá chứng tỏ là có thuốc tăng trưởng. Nếu
lá rau bình thường, lá rau không dài quá, không to quá, không bị rám lá, không có vết tích của sâu,
thân rau mềm và phải có mùi thơm đặc trưng của loại rau đó thì mới đúng là rau ngon.
Bác Trần Thị Nương (72 tuổi ở 125 Trung Kính, Hà Nội) đang ngửi rau để phân biệt rau sạch và rau phun thuốc trừ sâu
Bác Trần Thị Nương (72 tuổi ở 125 Trung Kính, Hà Nội) đang ngửi rau để phân biệt rau sạch và rau phun thuốc trừ sâu
Còn láng vết
nhựa
Đưa ra mấy quả xoài, quả lựu trước
mặt các chị em, TS Khải cho biết, đối với việc chọn hoa quả tránh mua những loại quả bọc trong túi
nilon vì người ta hay ủ thuốc bên trong. Thực tế, khi trồng, người trồng cũng bọc nilon để tránh
sâu bọ. Vậy làm thế nào để phân biệt nilon ủ thuốc và nilon tránh sâu bọ?
Nếu tẩm thuốc thì trước đó người
ta phải lau, cọ hết các lớp phấn, lớp nhựa phía trên vỏ sau đó mới "phết" thuốc vào. Vì thế, khi
chọn, nếu bóc lớp giấy nilon thấy vỏ quả không còn lớp phấn tự nhiên của quả, hoặc không còn vết
láng bóng do nhựa chảy ra... thì không nên mua. Ngoài ra, có thể lấy tay hoặc kéo cấu bỏ chút đầu
cuống, nếu thấy đầu cuống còn chảy ra nhựa thì mới nên mua.
Lựa chọn mấy trái nho, trái táo ở
một quầy bán hàng ở chợ Hoa Bằng, Yên Hòa, Cầu Giấy, TS Khải đặt câu hỏi: Đối với nho, táo thuốc
trừ sâu ngấm nhiều ở đâu và vỏ của chúng có thể ăn được không? Hay quả na thì thuốc ngấm ở
đâu?....
Người thì cho là ở vỏ, người cho
là ở núm và đa phần mọi người đều nghĩ rằng nên gọt vỏ táo cho an toàn. Tuy nhiên, TS Khải cho
biết, quả nho, táo vỏ cứng, trơn nên thuốc trừ sâu khó bám, vì thế chỉ cần rửa sạch thì có thể ăn
cả vỏ. Với những loại quả này, thuốc trừ sâu ngấm ở cuống, vì thế khi rửa cần phải chú ý đến phần
cuống. Những loại quả như cà chua và cà bát thì thuốc trừ sâu sẽ bám nhiều ở cái kẽ giữa cái múi,
vì vậy khi rửa cũng cần chú ý làm sạch các kẽ này.
Khi mua na đừng tham quả chín, mà
nên chọn những quả to tròn đều, còn săn chắc, sau khi mua về xối nước thật mạnh vào các mắt na cho
sạch. Chú ý không nên mua quả mắt tròn mắt dẹt, quả chột mắt là do bị sâu, và chắc chắn bị phun
thuốc.
Ngâm muối phải đúng cách
Việc rửa rau sao cho sạch cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Khi sử dụng, bước đầu tiên là sơ chế rau, sau đó để ra rổ có lỗ thủng xối thật mạnh dưới vòi nước cho hết trứng giun, đất, rệp. Nếu không muốn rau không bị nát thì khi rửa có thể cho rau vào rổ và nhúng vào chậu nước chảy, nâng lên nâng xuống nhiều lần cho sạch đất bẩn, trứng giun và cũng là cách để làm loãng, tan bớt tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nếu có. Sau đó mới rửa sạch từng nhúm rau dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng, tránh cho rau bị dập nát sẽ mất vitamin. Sau khi rửa sạch thì ngâm 3 - 5 phút trong nước muối hòa theo tỷ lệ nửa kg muối với 200 lít nước (nước ấm 400 thì càng tốt). Hoặc có thể pha sẵn nước muối bão hòa để khi ngâm rau thì pha với nước ấm, tỷ lệ 1 - 3 hoặc 1 - 5 tùy loại rau để ngâm trong khoảng 3 - 5 phút.
Việc rửa rau sao cho sạch cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Khi sử dụng, bước đầu tiên là sơ chế rau, sau đó để ra rổ có lỗ thủng xối thật mạnh dưới vòi nước cho hết trứng giun, đất, rệp. Nếu không muốn rau không bị nát thì khi rửa có thể cho rau vào rổ và nhúng vào chậu nước chảy, nâng lên nâng xuống nhiều lần cho sạch đất bẩn, trứng giun và cũng là cách để làm loãng, tan bớt tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nếu có. Sau đó mới rửa sạch từng nhúm rau dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng, tránh cho rau bị dập nát sẽ mất vitamin. Sau khi rửa sạch thì ngâm 3 - 5 phút trong nước muối hòa theo tỷ lệ nửa kg muối với 200 lít nước (nước ấm 400 thì càng tốt). Hoặc có thể pha sẵn nước muối bão hòa để khi ngâm rau thì pha với nước ấm, tỷ lệ 1 - 3 hoặc 1 - 5 tùy loại rau để ngâm trong khoảng 3 - 5 phút.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp
Bình luận của bạn