Video: Hói đầu liệu có di truyền không?

Bệnh hói đầu do di truyền được coi là một trong những bệnh khó chữa

Top vitamin và khoáng chất giúp tóc mọc nhanh khỏi lo hói đầu

Làm sao để phòng ngừa rụng tóc do di truyền?

Điều trị chứng hói đầu như thế nào?

Tinh dầu bạc hà ngăn rụng tóc cho tóc dài suôn mượt

Người ta thường nói, nếu ông ngoại của bạn bị hói đầu thì bạn cũng có nguy cơ sẽ gặp phải tình trạng này. Vậy điều này có đúng không? Một trong những nguyên nhân gây hói đầu có liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. Con người có 46 nhiễm sắc thể, trong đó có 2 nhiếm sắc thể quy định giới tính là X và Y. Nữ giới có 2 nhiễm sắc thể X, nam giới có 1 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y. Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết gene gây ra tình trạng hói đầu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể X.

Nếu bạn là nam giới, bạn nhận nhiễm sắc thể X từ mẹ và nhiễm sắc thể Y từ bố. Ngược lại, nếu nhận nhiễm sắc thể X từ bố, bạn sẽ là con gái. Nếu 1 trong 2 nhiễm sắc thể X của mẹ bạn chứa gene gây hói đầu thì tỷ lệ bị hói đầu của bạn sẽ là 50-50, trường hợp này, nam giới sẽ bị hói đầu di truyền từ đằng ngoại. Nữ giới phải lấy cả 2 gene X từ bố và mẹ, nên nếu bố hoặc mẹ có nhiễm sắc thể X chứa gene hói thì nữ giới sẽ bị hói đầu theo gene của bố hoặc mẹ.

Vậy tại sao lại phải lưu ý đến ông ngoại? Nếu ông ngoại bị hói, mẹ bạn sẽ mang 1 nhiễm sắc thể X chứa gene hói và bạn sẽ bị di truyền gene này.

Gene nằm trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ là 1 nguyên nhân gây nên tình trạng hói đầu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, còn nhiều gene khác ảnh hưởng đến tóc mà không liên quan đến giới tính. Ngoài ra, hói đầu còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa như tuổi tác, tập thể dục, dinh dưỡng và stress.

Tình trạng hói đầu của ông ngoại chỉ có thể cảnh báo nguy cơ bạn có thể bị hói. Nhưng đôi khi, ông bạn không bị hói không đồng nghĩa với việc bạn cũng không bị hói.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già