Đừng nhầm lẫn giữa cúm và viêm mũi họng!

Cúm và viêm mũi họng là hai căn bệnh thường gặp trong giai đoạn giao mùa

Biện pháp khắc phục viêm mũi họng cho trẻ em

Chăm sóc trẻ viêm mũi họng thế nào để hạn chế tái đi tái lại?

Đề phòng viêm mũi họng cấp ở trẻ trong thời điểm giao mùa

Tư vấn trực tuyến: Giải pháp mới hỗ trợ giảm viêm mũi họng ở trẻ

Theo bác sĩ CKI Phạm Thái Duy, chuyên gia tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, thời điểm giao mùa khiến số lượng bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp gia tăng đáng kể. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm cùng với sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, cúmviêm mũi họng là hai bệnh phổ biến và dễ nhầm lẫn nhất. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai bệnh này không chỉ giúp chẩn đoán chính xác mà còn giúp người bệnh có phương án điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là bảng so sánh giúp phân biệt rõ hai căn bệnh phổ biến trên:

 

Cúm

Viêm mũi họng

Nguyên nhân

Virus cúm (chủ yếu là A, B)

Chủ yếu do Virus Rhino, ngoài ra còn do vi khuẩn, nấm, dị nguyên

Triệu chứng

Sốt cao (39-41°C), rét run, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ thể, chán ăn, ho khan, hắt hơi nhiều, mệt mỏi nghiêm trọng.

Hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho nhẹ, sốt nhẹ (dưới 39°C), đau đầu nhẹ, nghẹt mũi 

Biến chứng có thể xảy ra

Viêm phổi, nhiễm trùng máu, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, tử vong (đặc biệt ở người già, trẻ em, người có bệnh nền).

Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm amidan, có thể làm nặng hơn tình trạng hen suyễn.

Theo bác sĩ Duy, viêm mũi họng là bệnh thường gặp và có thể tự khỏi trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn và cần được bác sĩ theo dõi để ngăn ngừa biến chứng. Trong khi đó, cúm có khả năng gây ảnh hưởng toàn thân, khiến cơ thể suy nhược và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời.

Do vậy, bác sĩ Duy nhấn mạnh, việc tự ý chẩn đoán và sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt đối với cúm, vốn có nguy cơ biến chứng cao. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 3-5 ngày hoặc có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Để phòng ngừa bệnh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ và mũi khi ra ngoài trời lạnh.

- Uống nước ấm thay vì nước lạnh, hạn chế ăn đồ cay nóng.

- Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu nhiễm bệnh.

- Uống đủ nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày), ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh.

- Tiêm vaccine cúm hàng năm để bảo vệ cơ thể trước các biến chủng nguy hiểm của virus cúm.

 
 
Đào Dung (Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp