H5N1 có thể lây nhiễm qua trứng không được nấu chín
Dịch cúm càn quét toàn cầu, Hà Nội ghi nhận 820 ca mắc
Cân nhắc lợi hại trước khi tích trữ Tamiflu trong mùa cúm
Podcast: Tại sao nên tiêm vaccine cúm hàng năm?
Đối tượng dễ gặp biến chứng nặng khi mắc bệnh cúm?
Virus cúm A/H5N1 là phân nhóm của virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae. Cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây bệnh trên chim, gia cầm, một số loài động vật khác và có khả năng gây bệnh ở người. Cúm A/H5N1 ở người thường diễn biến nhanh và nặng, không đáp ứng các phương pháp điều trị thông thường và có tỷ lệ tử vong cao.
![Virus cúm H5N1 từ gia cầm là mối nguy hại đến sức khỏe trên toàn cầu](https://media.suckhoecong.vn/Images/2025/02/13/z6313803538089_1024ede516ed16562ac8b759a5eda0a8-14572312-250213145723.jpg)
Virus cúm H5N1 từ gia cầm là mối nguy hại đến sức khỏe trên toàn cầu
Theo thông tin từ báo Thanh Tra, tại Việt Nam (từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 11 năm 2024) đã xảy ra 14 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 9 tỉnh, làm gần 100 nghìn con gia cầm mắc bệnh, bị chết và bị tiêu hủy (tăng 2,64 lần so với cùng kỳ năm 2023), có 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên động vật hoang dã (hổ, báo) nuôi nhốt tại các tỉnh Long An và Đồng Nai.
Cũng theo báo cáo của ngành Y tế, năm 2024, đã có 1 người bị nhiễm và tử vong do cúm A/H5N1 tại tỉnh Khánh Hòa vào ngày 23/3/2024.
Hiện nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và kinh tế. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn trọng khi tiếp xúc với gia cầm và sản phẩm từ gia cầm.
Ăn trứng có nguy cơ nhiễm cúm A/H5N1
Liên quan đến câu hỏi liệu ăn trứng có nguy cơ nhiễm lây nhiễm cúm A/H5N1, theo các chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm cúm A/H5N1 qua trứng là rất thấp, đặc biệt khi trứng được nấu chín đúng cách. Virus H5N1 không chịu được nhiệt độ cao; do đó, khi trứng được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu 70°C, virus sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ trứng sống hoặc chưa được chế biến kỹ có thể tiềm ẩn nguy cơ nếu trứng đến từ gia cầm bị nhiễm bệnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cần lưu ý:
- Tránh sử dụng trứng sống hoặc các sản phẩm chứa trứng chưa nấu chín, như sốt mayonnaise tự làm hoặc trứng lòng đào.
- Bảo quản trứng đúng cách và tránh tiếp xúc với các nguồn có thể gây nhiễm khuẩn.
- Mua trứng từ các nhà cung cấp uy tín, có chứng nhận kiểm định.
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch sau khi xử lý trứng sống để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
![Cần bảo quản và sử dụng trứng đúng cách, nấu chín trứng để tránh nhiễm virus cúm A/H5N1](https://media.suckhoecong.vn/Images/2025/02/13/z6313809581535_3cedea746cc35c8278130c0136e4ae4a-1459194-250213145919.jpg)
Cần bảo quản và sử dụng trứng đúng cách, nấu chín trứng để tránh nhiễm virus cúm A/H5N1
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm cúm A/H5N1
Mặc dù nguy cơ lây nhiễm cúm A/H5N1 qua trứng là rất thấp, việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và khuyến cáo của cơ quan y tế là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
5. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn