Phát hiện nhiều cơ sở trà trộn nguyên liệu thực phẩm trôi nổi

Dù được cấp Giấy chứng nhận ATTP, một số cơ sở có hiện tượng thu gom các nguyên liệu trôi nổi bên ngoài (ảnh minh họa)

Ăn thịt gà có màu đỏ hồng liệu có an toàn?

Thành lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố

Triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024

Bảo quản rau lá xanh ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế báo cáo trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ để cung cấp thông tin về tình hình kinh tế xã hội tháng 5/2024 và 5 tháng đầu năm 2024.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho hay, thời gian qua, toàn quốc đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm khiến trên 2.100 người mắc và 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ giảm 10%, số tử vong giảm 46%.

Ngay sau khi xảy ra các vụ việc này xảy ra, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế cứu chữa nạn nhân, hạn chế tối đa hậu quả nặng nề. Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương đình chỉ ngay các cơ sở cung cấp thực phẩm, truy xuất đến tận cùng nguồn gốc các thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm tìm nguyên nhân gây nên các ca ngộ độc.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin về việc kiểm soát an toàn thực phẩm tại buổi họp báo - Ảnh: Hồng Hải

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin về việc kiểm soát an toàn thực phẩm tại buổi họp báo - Ảnh: Hồng Hải

Sau khi thực hiện truy xuất nguồn gốc cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ phát hiện một số cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (ATTP) có hiện tượng thu gom các nguyên liệu trôi nổi bên ngoài…

Trước tình trạng như vậy, Bộ Y tế tham mưu để các địa phương, các cấp các ngành triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng triển khai hướng dẫn 10 khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về bảo đảm ATTP. Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh 2 khuyến cáo: Chọn thực phẩm sạch và nơi chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương:

Thứ nhất, kiện toàn Ban ATTP, có phân công, phân nhiệm rõ ràng; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc.

Thứ hai, tiếp tục hướng dẫn, thực hiện Chỉ thị 13/2016 của Thủ tướng; Chỉ thị 17/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt Công điện số 44/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ ba, triển khai hướng dẫn đảm bảo công tác quản lý ATTP trên địa bàn. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết không để các cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp), không đảm bảo điều kiện ATTP vẫn hoạt động…; Kiểm soát chặt chẽ để thực phẩm trôi nổi cung cấp cho bếp ăn tập thể.

Thứ tư, các khu công nghiệp, khu chế xuất… kiên quyết không ký hợp đồng với các cơ sở không đảm bảo ATTP.

Thứ năm, đề nghị các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các chủ doanh nghiệp có bếp ăn tập thể và các cơ sở sản xuất, cung ứng thực phẩm. Đặc biệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, từ đó thay đổi hành vi mua lương thực, thực phẩm ở những nơi an toàn, không mua các sản phẩm trôi nổi.

 

Theo ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), trong 36 vụ ngộ độc thực phẩm từ đầu năm tới nay có 11 vụ do vi sinh vật và độc tố vi sinh vật; 2 vụ do hóa chất; 6 vụ do độc tố tự nhiên và 17 vụ không xác định được nguyên nhân.

Nhiều vụ việc có liên quan tới vi khuẩn Salmonella có trong gà, thịt lợn, mỳ... Đơn cử, trong vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể ở Vĩnh Phúc khiến hơn 400 người ngộ độc, có nhiều thực phẩm được bếp ăn tập thể mua ở đơn vị cung cấp. Khi truy xuất đến cùng, đơn vị cung cấp này lại mua ở chợ không có giấy phép, không kiểm soát được chất lượng.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn