Phòng bệnh Alzheimer đơn giản bằng việc vệ sinh răng miệng sạch!

Bệnh nhân Alzheimer có một tỷ lệ cao trong nhóm mắc bệnh răng miệng

Đi chơi nhiều để chống lại Alzheimer

Giúp bệnh nhân Alzheimer giao tiếp tốt hơn

Mỡ trong não bệnh nhân Alzheimer là dầu… olive

Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer mỗi ngày

Răng miệng và Alzheimer

Phản ứng viêm là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong thời gian quá lâu, hệ miễn dịch sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Một trong những tình trạng viêm mạn tính kéo dài “ít được để ý” nhất chính là bệnh nướu răng (nha chu) thường xuất hiện từ tuổi 30.

Bảo vệ nụ cười là cách bảo vệ người cao tuổi chống lại bệnh Alzheimer

GS. John Collinge - nhà thần kinh học tại Đại học College London, Anh cho rằng amyloid beta, một protein hình thành trong não bộ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. Các protein này tạo ra những khối nhỏ khiến cho các tín hiệu giữa các tế bào não bộ bị chặn lại.

Ở Anh, có tới 50% số người trưởng thành bị mắc bệnh nha chu, còn ở Việt Nam, con số này là 90%. Biểu hiện của viêm nướu chính là nướu xung quanh răng đỏ lên và thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng. Nặng hơn, bệnh nha chu sẽ phá hủy xương hàm răng và là yếu tố kích hoạt một trường hợp mắc bệnh Alzheimer trong 6 trường hợp mắc bệnh nha chu nặng, theo TS. Sim Singhrao - Đại học Oral Central Lancashire, Anh.

Nghiên cứu của TS. Sim cho thấy, phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi 60 nếu bị mắc bệnh nha chu thì não bộ của họ chứa nhiều khối amyloid beta hơn so với người không mắc bệnh. Khi khám nghiệm tử thi của các bệnh nhân Alzheimer, TS. Sim cũng phát hiện trong não các bệnh nhân này có chứa nhiều vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – loại vi khuẩn gây ra viêm nướu, nha chu và loại vi khuẩn này không hề có trong não bộ của những người không mắc bệnh răng miệng.

TS. Sim cho biết: “Vi khuẩn nha chu là một loại sinh vật thông minh vì chúng có thể đánh lừa hệ miễn dịch hàng chục năm để cho phép chúng tồn tại trong cơ thể con người”. Khi chúng không gây hại gì quá lớn, hệ miễn dịch sẽ không tiêu diệt chúng nhưng khi hệ miễn dịch suy giảm (bệnh nhân lớn tuổi), những loại vi khuẩn này không còn e sợ điều gì nữa chúng sẽ tấn công não bộ và gây bệnh Azheimer.

Phòng ngừa Alzheimer

Mặc dù cứ 6 bệnh nhân nha chu sẽ có 1 người mắc bệnh Alzheimer khi về già nhưng các nhà khoa học cho rằng kiểm soát tốt bệnh nha chu là một cách giúp bệnh nhân ngăn ngừa căn bệnh này. Kiểm soát bệnh nha chu là bạn phải kiểm soát toàn bộ các yếu tố gây ra bệnh, bao gồm:

- Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe răng miệng không tốt.

- Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).

- Hút thuốc lá, bị đái tháo đường.

- Các bệnh làm tổn thương hệ miễn dịch như bạch cầu, HIV/AIDS.

TS. Emma O'Brien – Hội Alzheimer Anh cho rằng, cùng với kiểm soát bệnh răng miệng, bệnh nhân cần phải thay đổi lối sống của mình, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và quan trọng nhất là bảo vệ não bộ trước nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bạn có thể bảo vệ não bộ bằng các loại đông dược quý hiếm tốt cho não, đặc biệt là hoạt chất Huperzine A chiết xuất từ một loại cây thảo dược rất hiếm là Thạch tùng răng. Cao Thạch tùng răng tại Việt Nam đã được chiết xuất thành công kết hợp với các thành phần tốt cho não khác như cao Đinh lăng, cao Natto, cao Thiên ma... nên rất dễ sử dụng, nhất là đối với người cao tuổi.

Tiêu Bắc H+ (Theo Dailymail)

s
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh