- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần
Uống nước máy nhiễm phụ gia flo dễ bị đái tháo đường?
Bệnh thận mạn tính có thể gây đái tháo đường
Bị đái tháo đường nên ăn 1 cốc trái cây này mỗi ngày
4 vị trí trên cơ thể có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường
Khi lượng đường trong máu tăng lên, các gốc tự do có thể gây tổn hại cho các mạch máu. Nó cũng gây ra xơ cứng thành mạch máu và làm tăng tốc độ lắng đọng của cholesterol và các chất béo. Bệnh đái tháo đường cũng làm huyết áp dao động và gây hại tới các dây thần kinh, làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Thiếu máu cục bộ cơ tim
Đây là một dạng bệnh tim mạch gây ra do tình trạng co hẹp các mạch máu cung cấp máu cho tim. Tình trạng bệnh khá giống với bệnh tim mạch vành.
Bệnh cơ tim đái tháo đường
Lượng đường trong máu không được kiểm soát dần dần sẽ gây hẹp động mạch cùng với sự lắng đọng cholesterol. Điều này gây sức ép lên các cơ tim. Trong thời gian dài, cơ tim sẽ bị suy yếu và mất dần chức năng, dẫn đến bệnh cơ tim. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu trong cơ thể.
Rối loạn chức năng tim tự trị
Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Còn được gọi là thần kinh tự trị tim mạch, rối loạn chức năng tim tự trị là biến chứng thường gặp nhất của bệnh đái tháo đường type 2 và là nguyên nhân gây tử vong. Khi mắc bệnh, hệ thống thần kinh tự động kiểm soát chức năng tim sẽ bị suy giảm và dẫn đến những thay đổi theo chiều hướng xấu đi của chức năng tim. Một trong những triệu chứng chính của bệnh là tình trạng hạ huyết áp đột ngột, gây chóng mặt, đột quỵ và có thể dẫn tới tử vong.
Chứng loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tình trạng phổ biến hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị sụt giảm đột ngột lượng đường trong đêm và dẫn đến rối loạn nhịp.
Suy tim sung huyết
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao tử vong do suy tim. Đường huyết cao ảnh hưởng xấu đến chức năng nội mô và kiểm soát thần kinh của tim. Ngoài ra, dư thừa đường các acid béo ảnh hưởng đến các siêu cấu trúc của cơ tim. Ở cấp độ phân tử, nó ảnh hưởng đến tín hiệu nội bào và biểu hiện gene trong các tế bào mạch máu và các tế bào cơ bắp. Một khi các chức năng của tim bị suy yếu, người bệnh sẽ dễ bị suy tim và dẫn tới tử vong.
Ổn định đường huyết là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Hiện nay, bên cạnh việc dùng thuốc và có lối sống hợp lý, bệnh nhân đái tháo đường còn thường sử dụng kết hợp các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các loại thảo dược có tác dụng giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng như dây thìa canh, khổ qua, hoài sơn, linh chi... Không ít bệnh nhân đã được thụ hưởng những giá trị hữu ích từ các sản phẩm này.
Trần Ngọc H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, TPCN TĐCARE giúp làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn