- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Bệnh thận mạn tính và đái tháo đường type 2 là "con đường 2 chiều" nguy hiểm
Bị đái tháo đường nên ăn 1 cốc trái cây này mỗi ngày
4 vị trí trên cơ thể có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường
Ăn chất béo không bão hòa đa giảm nguy cơ đái tháo đường
Những yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 2 mới được phát hiện
Một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh viện của Đại học Montreal (CRCHUM), Canada, đã phát hiện ra mối liên kết giữa bệnh thận mạn tính và đái tháo đường.
“Chúng tôi xác định cơ chế phân tử chịu trách nhiệm tăng đường huyết ở những bệnh nhân thận mạn tính không bị đái tháo đường. Chúng tôi quan sát ở chuột và con người và thấy rằng bệnh thận có thể gây ra đái tháo đường”, TS. Vincent Poitout – Giám đốc CRCHUM và cũng là trưởng nhóm nghiên cứu này cho hay.
Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển cho nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm nên sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận. Bệnh thận mạn tính được đặc trưng bởi sự mất dần và không thể đảo ngược chức năng thận trong việc lọc các độc tố và loại bỏ chúng ra khỏi máu. Vì thế, những người bị ảnh hưởng phải lọc máu hoặc thay thận để loại bỏ chất độc ra khỏi máu.
Từ lâu, bệnh đái tháo đường type 2 đã được xác định là một trong những nguyên nhân của bệnh thận mạn tính. Bác sỹ Chuyên khoa Thận Laetitia Koppe đã chứng minh rằng điều ngược lại cũng đúng: “Khoảng một nửa số người bị ảnh hưởng bởi bệnh thận mạn tính có đường huyết bất thường. Để giải thích vì sao, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và phát hiện sự tiết insulin bị suy yếu từ các tế bào beta tuyến tụy, tương tự như khi bị đái tháo đường. Chúng tôi cũng đã tìm thấy các bất thường tương tự trong các mẫu của các tế bào tuyến tụy lấy từ các bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính”.
Hình ảnh hiển vi của tế bào beta sản xuất insulin ở người có chức năng thận bình thường (trên) và bệnh nhân bị thận mạn tính (dưới)
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh độc tính đáng ngạc nhiên của ure. Ure được tổng hợp tại gan, là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa nitro, có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình thoái hóa protein trong cơ thể. Ure được đào thải chủ yếu qua thận và một phần qua đường tiêu hóa. Ở những bệnh nhân bị suy thận mạn tính, thận không còn khả năng để loại bỏ các độc tố, vì thế ure tích tụ trong máu. Ure không vô hại như bạn tưởng, chúng chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự giảm tiết insulin ở bệnh nhân thận mạn tính.
Tại trung tâm của tế bào beta tuyến tụy, TS. Koppe và TS. Poitout xác định được một loại protein đặc biệt được gọi là phosphofruktokinase 1. Theo đó, các chức năng của protein này bị thay đổi bởi sự gia tăng ure máu do bệnh thận mạn tính. Tăng ure làm giảm tiết insulin từ các tế bào beta tuyến tụy khiến stress oxy hóa và glycosyl hóa phosphofructokinase 1 quá mức, gây ra sự mất cân bằng glucose trong máu và có thể tiến triển thành đái tháo đường.
Nghiên cứu này rất có giá trị vì nó cho thấy sự liên kết và cơ chế khá mới lạ giữa bệnh thận mạn tính và đái tháo đường. Từ đó có thể đề nghị phương pháp điều trị, chẳng hạn như tham gia chống oxy hóa, có thể bảo vệ các tế bào beta tuyến tụy và giảm nguy cơ phát triển đái tháo đường.
Theo ước tính của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có hơn 5 triệu người mắc đái tháo đường, tuy nhiên 65% trong số đó phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Tức là, cứ 10 người mắc bệnh lại có tới 6 trường hợp đã quá nặng. Trung bình, mỗi năm Việt Nam có gần 55.000 người chết do căn bệnh này. Hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng dẫn đến việc điều trị hết sức khó khăn. Bệnh đái tháo đường không được phát hiện và điều trị sớm làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng, điển hình như: Bệnh võng mạc gây mù lòa; Tổn thương thần kinh nặng dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử phải cắt cụt chi; Bệnh lý tim mạch gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Do các biến chứng này, người bị đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm cao hơn gần gấp 2 lần so với những người không bị bệnh đái tháo đường.
Để ngăn chặn nguy cơ tử vong sớm, hãy chú ý chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay: Cần có một chế độ ăn hợp lý mỗi ngày 3 bữa, khẩu phần ăn nhiều rau củ quả, ít tinh bột, đạm và chất béo; Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và đồ uống có cồn; Nếu đang hút thuốc, hãy bỏ ngay; Tập thể dục đều đặn, kiểm soát và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý ổn định; Sử dụng thực phẩm chức năng thao chỉ dẫn của bác sỹ, dược sỹ...
Biết Tuốt H+
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, TPCN TĐCARE giúp làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn