Đau bụng là tình trạng thường gặp ở nhiều người
Đau bụng dưới dữ dội cảnh báo bệnh nguy hiểm!
8 bí kíp tránh đau bụng khi đi du lịch, đi phượt
10 cách tự nhiên giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?
Ăn nhiều các thực phẩm có chứa FODMAPs
Đậu lăng, hạt điều, củ dền, súp lơ, táo, mâm xôi... có chứa nhiều chất xơ, tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều FODMAPs. FODMAPs là các loại carbohydrate được hấp thu kém và có thể được lên men bởi vi khuẩn đường ruột. Ngay cả khi bạn không nhạy cảm với FODMAPs thì việc ăn quá nhiều chúng cũng có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa và khiến bạn đau bụng.
Chế độ ăn nhiều FODMAPs có thể khiến bạn bị đau bụng
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà nó còn ảnh hưởng đến đường ruột của bạn. Nó có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình tiết acid của dạ dày, làm suy yếu nhu động ruột và làm tăng nguy cơ ợ nóng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, rượu bia có thể gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và làm tăng số lượng các loại vi khuẩn có hại. Tất cả điều này khiến bạn bị đau và khó chịu ở bụng.
Chế độ ăn Keto
Chế độ ăn Keto là chế độ dinh dưỡng hạn chế tối đa nguồn thực phẩm chứa carbohydrate (tinh bột), tăng cường nguồn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Chế độ ăn Keto có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng nó cũng có thể gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn này có thể làm tăng vi khuẩn có hại trong đường ruột và giảm vi khuẩn có lợi. Keto và các chế độ ăn kiêng low-carb khác thường có xu hướng ăn nhiều protein động vật nên nó có thể làm tăng nguy cơ mắc IBS và các rối loạn đường ruột khác.
Chế độ ăn Keto có thể làm tăng nguy cơ mắc IBS
Uống cà phê
Cà phê có thể làm tăng acid dạ dày và khiến bạn bị ợ nóng, khó tiêu hoặc trào ngược. Caffeine trong cà phê cũng có thể kích thích nhu động ruột khiến bạn bị đau bụng và tiêu chảy. Caffeine cũng làm tăng sản xuất hormone adrenaline và noradrenaline. Hai loại hormone này có thể khiến tim đập nhanh hơn và khiến lưu lượng máu đến ruột giảm.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ làm tăng acid dạ dày, giảm nhu động ruột và cản trở quá trình lưu thông máu đến đường tiêu hóa. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chỉ thiếu ngủ 2 đêm cũng có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và làm tăng nguy cơ béo phì, tăng cân, đái tháo đường type 2.
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến bạn bị đau bụng
Lười tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ làm giảm căng thẳng, giảm cân mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Tập luyện điều độ có thể tác động tích cực đến vi khuẩn đường ruột và cải thiện sức khỏe đường ruột. Nếu lười vận động, bạn có nguy cơ bị táo bón, IBS và các vấn đề sức khỏe đường ruột khác.
Bình luận của bạn