9 lời khuyên có thể cứu sống bạn trong những tình huống nguy hiểm

Không nằm hay ngửa đầu ra phía sau khi bị chảy máu cam

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thuốc và các nguyên tắc sơ cứu cần phải biết

Các mức độ bỏng do lửa và cách sơ cứu

Những lỗi nào cần tránh khi sơ cứu?

Sơ cứu cho người bị đột quỵ thế nào?

Dòng chảy xa bờ (Rip currents)

Rip Current hay còn gọi là dòng chảy xa bờ, dòng ngược là dòng chảy từ phía bờ hướng ra biển. Dòng chảy xa bờ thường rất mạnh và nguy hiểm. Lúc này, kể cả những người bơi lội giỏi cũng không thể bơi ngược dòng. Vậy làm sao để thoát khỏi nó?

Khi rơi vào dòng chảy xa bờ, điều quan trọng là bạn phải giữ bình tĩnh, không nên cố gắng bơi ngược dòng chảy vì nó quá mạnh và có thể khiến bạn mất sức. Thay vì cố bơi ngược dòng, hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ vì dòng chảy có xu hướng lưu thông trở lại.

Bạn có thể bị đuối nước khi bơi trong dòng chảy xa bờ

Ngạt thở do hóc hoặc sặc thức ăn 

Khi thấy một người bị ngạt thở do hóc hoặc sặc thức ăn, bạn có thể thực hiện phương pháp heimlich để giúp họ. Cách thực hiện:

-  Đứng sau người bị ngạt thở

- Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.

- Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4 - 5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.

- Làm như vậy cho đến khi nạn nhân ho làm bật vật nghẹn ra.

Phương pháp heimlich giúp dị vật thoát ra khỏi đường thở dễ dàng

Điện giật

Nếu người ở gần bạn đang bị điện giật, đừng cố kéo họ ra khỏi nguồn điện bằng tay không. Điều này cũng có thể khiến bạn bị điện giật. Trong trường hợp này bạn nên nhanh chóng rút phích cắm hoặc tắt nguồn các thiết bị điện. Đẩy người bị điện giật ra khỏi thiết bị bằng những đồ dùng không dẫn điện (cây gậy bằng gỗ, nhựa hoặc găng tay cao su). Nên kéo người đó ra khỏi các thiết bị điện ít nhất 10m.

Bỏng

Khi bị bỏng, nhiều người thường bôi kem hoặc thậm chí bơ vào vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, điều này có thể khiến vết bỏng bị nhiễm trùng. Khi bị bỏng, điều quan trọng nhất là làm nguội da nhanh chóng. Bạn có thể xả nước lạnh vào vùng da bị bỏng. Nếu có mụn nước, hãy tránh làm vỡ chúng. Nếu mụn mước bị vỡ, hãy che vết bỏng bằng băng vô trùng và tham khảo ý kiến của bác sỹ. Nên mua thuốc trị bỏng, xịt trị bỏng để giảm đau và giúp vết bỏng nhanh hồi phục.

Nên để phần bị bỏng dưới vòi nước lạnh càng sớm càng tốt

Chảy máu động mạch

Trong trường hợp chảy máu động mạch nghiêm trọng, bạn cần phải dùng tay ép chặt vào vết thương càng sớm càng tốt, sau đó đặt garo (đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi) và chuyển ngay đến bệnh viện. Lưu ý: Cứ 30 phút phải nới garô một lần.

Chảy máu tĩnh mạch 

Trong trường hợp chảy máu tĩnh mạch, bạn có thể băng ép để cầm máu. Nếu bị chảy máu nghiêm trọng, hãy gọi xe cứu thương sau khi băng bó xong.

Nếu đã dùng băng ép mà máu vẫn không cầm thì bạn nên đến bệnh viện ngay

Vết bầm tím

Bạn có thể chườm đá lên vết thương trong 15 – 20 phút để giảm bầm tím. Nếu khu vực bị bầm bắt đầu sưng lên, bạn có thể quấn nó bằng băng đàn hồi và đến bệnh viện.

Chấn động não

Nếu bạn nghi ngờ mình bị chấn động não, hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức. Trước khi nhân viên y tế đến, người bị chấn động não nên được để ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi và cần nới lỏng quần. Nếu cảm thấy khát, người bệnh nên uống trà hoặc nước lọc. Không sử dụng aspirin nếu cảm thấy đau đầu.

Người bệnh nên uống trà hoặc nước nếu cảm thấy khát

Chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, không nên ngửa đầu về phía sau. Để ngăn chảy máu cam, bạn nên ngồi thẳng lưng và bóp chặt cánh mũi trong 10 – 15 phút. Nếu đã áp dụng cách trên mà máu vẫn chảy thì bạn nên đến bệnh viện.

Thanh Tú H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp