Bệnh động kinh - chẩn đoán như thế nào?

Bệnh nhân động kinh cần được phát hiện và điều trị sớm

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh

Các phương pháp điều trị động kinh

Thảo dược - Giải pháp mới cho bệnh động kinh

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Phân loại động kinh như thế nào?

Theo nguyên nhân gây bệnh: Động kinh được chia làm hai loại, gồm động kinh không rõ nguyên nhân (không có tổn thương ở não, thường bắt đầu ở tuổi thơ ấu hoặc thiếu niên, chủ yếu do yếu tố di truyền) và động kinh triệu chứng (gây ra bởi những tổn thương não tiến triển hoặc di chứng).

Theo biểu hiện lâm sàng: Chia thành cơn động kinh cục bộ, cơn động kinh toàn thể, cơn động kinh không phân loại. 

Nguyên nhân chính của cơn động kinh

Chuyển hoá: Hạ calci máu/tăng calci máu/hạ natri máu/tăng natri máu; Suy thận tiến triển/suy gan tiến triển. Những cơn động kinh có nguồn gốc chuyển hóa thường kèm theo những cơn co cứng – co giật.

Ngộ độc: Nghiện rượu là nguyên nhân hay gặp của cơn động kinh, uống quá nhiều rượu là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện những cơn động kinh ở những người bệnh động kinh.

Nhiễm trùng: Viêm màng não, áp xe não… cũng là những nguyên nhân gây động kinh.

Chấn thương: Di chứng sau chấn thương sọ não có thể gây ra những cơn động kinh.

Khối u: Chiếm khoảng 10% động kinh ở người lớn tuổi, thường là ở bán cầu như u tế bào hình sao, u màng não, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh, u nguyên bào đệm, u di căn.

Ngoài ra còn những cơn động kinh không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân của động kinh còn có thể gặp trong các trường hợp Xơ cứng hệ viền và loạn sản phôi của vỏ não; Hội chứng thần kinh da; Bệnh Creuzfeldt- Jakob…

Chẩn đoán động kinh

Chẩn đoán xác định cơn động kinh dựa vào chứng kiến cơn của thầy thuốc hoặc dựa vào sự mô tả cơn của người nhà hay nhân chứng xung quanh. Cần chẩn đoán phân biệt cơn động kinh với các bệnh lý khác:

Cơn hysteria: Là bệnh loạn thần kinh chức năng do căn nguyên tâm lý, cơn thường xuất hiện chỗ đông người, không có tính chất định hình, động tác hỗn độn khác với trong cơn giật. Thời gian lên cơn dài có khi nhiều giờ.

Cơn ngất: Mất ý thức ngắn, trước đó bệnh nhân có triệu chứng tái mặt, buồn nôn, vã mồ hôi. Một số trường hợp bệnh nhân không mất ý thức. Ngất do ngừng tim tạm thời hoặc do hạ huyết áp đột ngột. Đôi khi ngất kèm theo co giật còn gọi là ngất – co giật.

Cơn loạn nhịp tim chậm: Cơn kéo dài có thể dẫn đến mất ý thức, giật, tím tái, mất phản xạ đồng tử và có dấu hiệu Babinski (phản xạ thần kinh). Di chứng thần kinh tùy thuộc tổn thương não do thiếu máu.

Hạ đường huyết: Có thể gây nên mất ý thức, đôi khi giống như cơn động kinh nhưng hoàn cảnh xuất hiện bệnh rất đặc biệt và trước đó bệnh nhân có cảm giác đói, bủn rủn, vã mồ hôi, tái mặt. Hạ đường huyết hay gặp ở bệnh nhân điều trị insulin quá liều.

Thiếu máu não thoáng qua: Xảy ra đột ngột, bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người, mất ngôn ngữ hoặc mất thị lực một mắt. Thiếu máu não thoáng qua thời gian tồn tại liệt thường kéo dài và ít khi rối loạn ý thức lúc khởi đầu.

Phòng và điều trị bệnh như thế nào?

Khi có những dấu hiệu kể trên, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo dõi. Bên cạnh những chỉ định của bác sỹ kê đơn, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như An tức hương, câu đằng, GABA,... giúp ổn định dẫn truyền thần kinh trung ương, an thần, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, giúp người bệnh động kinh sớm hồi phục và hòa nhập với cộng đồng.

Thùy Trang H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh