- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Bệnh run vô căn thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay
Vì sao bị run chân tay không nên uống cà phê?
Cách giải tỏa căng thẳng cho người bệnh run vô căn
Bí quyết "sống chung" với bệnh run vô căn
Vương Lão Kiện - Giúp làm giảm các chứng run
1. Run vô căn là gì?
Run vô căn là một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương vùng vận động, đặc trưng bởi tình trạng run, không kiểm soát được ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Khu vực bị ảnh hưởng thường bao gồm bàn tay, cánh tay, đầu, thanh quản, lưỡi, cằm và một số khu vực khác. Bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình và coi là lành tính. Run vô căn có thể gặp ở vị thành niên, người trưởng thành nhưng người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Tuy là lành tính nhưng tình trạng run lại ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như công việc của người bệnh.
Run vô căn không phải là bệnh Parkinson nhưng những yếu tố tác động bao gồm căng thẳng, sử dụng chất kích thích chứa caffeine, rượu hay thiếu ngủ, mệt mỏi có thể làm nặng thêm tình trạng run.
2. Nhận biết run vô căn qua các triệu chứng.
Run vô căn có triệu chứng điển hình nhất là run khi vận động, cụ thể là:
- Không kiểm soát được run trong một khoảng thời gian ngắn.
- Giọng nói run run.
- Đầu “gà gật”.
- Run nhiều khi căng thẳng.
- Run khi vận động có mục đích.
- Giảm run khi nghỉ ngơi.
- Có đến 30% người mắc bệnh gặp chóng mặt hoặc đau cánh tay (tê cứng hoặc đau thắt).
Run vô căn xuất hiện nhiều nhất ở bàn tay, ngón tay, nhất là khi bệnh nhân cố làm những việc đơn giản nhưng cần sự khéo léo như rót nước uống, viết chữ, luồn kim, cầm lược chải đầu, trang điểm hoặc cầm đũa gắp thức ăn.
Run vô căn tuy lành tính nhưng nó ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, bởi nó làm tăng thêm sự lo lắng, bực bội, xấu hổ. Những người bị bệnh này thường tự ti, ngại giao tiếp, tránh ăn uống trong nhà hàng hoặc nói chuyện trước mặt người khác.
Bệnh run vô căn tuy lành tính nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
3. Bị run vô căn khi mang thai phải làm sao?
Mức độ nghiêm trọng của chứng run vô căn có thể thay đổi trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Nếu tình trạng run ảnh hưởng đến việc mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng một loại thuốc phù hợp. Thận trọng khi uống thuốc điều trị run vô căn trong quá trình mang thai bởi một vài loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Hai loại thuốc thường được sử dụng nhất trong điều trị run vô căn thể nặng là Propranolol (làm giảm biên độ run) và Primidone (chống co giật).
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng run vô căn?
Run vô căn còn có thể do yếu tố gia đình (khoảng 50% trường hợp) hoặc do tuổi tác. Thống kê cho thấy khi tuổi thọ càng cao thì nguy cơ bị run vô căn càng lớn (ở Mỹ, run vô căn chủ yếu gặp ở lứa tuổi trên 60).
Thời tiết khắc nghiệt cũng làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh run vô căn (quá nóng hay quá lạnh làm các triệu chứng nặng hơn). Khi người bệnh rơi vào trình trạng stress, lo âu, mệt mỏi, cũng làm cho biên độ run, tần số có thể tăng lên. Run vô căn thường hết khi bệnh nhân ngủ hoặc nghỉ ngơi.
5. Run vô căn có thể chữa khỏi không?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm chứng run vô căn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế nó bằng phương pháp phẫu thuật hoặc can thiệp thần kinh trung ương bằng sóng siêu. Đơn giản hơn, bạn có thể chọn cách sử dụng một số loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh này.
Bên cạnh đó, người bện nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt cho hệ thần kinh như tăng thành phần rau, củ, chất béo giàu omega -3; Hạn chế thịt đỏ, sữa… trong khẩu phần ăn. Bạn cũng nên tránh để tâm trạng căng thẳng, tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, thuốc lào, trà đặc hoặc không nên để quá lạnh hoặc quá nóng. Nên lưu ý là caffeine có trong trà, cà phê, chocolate, cacao… có thể kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều chất adrenaline khiến run nặng hơn. Một đặc điểm để gợi ý phân biệt giữa run vô căn với các bệnh run khác, đó là uống một lượng nhỏ rượu có thể giúp giảm được tình trạng run. Tuy nhiên, không vì điều đó mà người mắc bệnh run được lạm dựng rượu. Vì chính rượu là một trong những tác nhân làm tổn hại tế bào thần kinh và đó cũng là một tác nhân gây run.
Tuệ Nhi H+
Bình luận của bạn