- Chuyên đề:
- Suy tim
Hạn chế muối trong chế độ ăn giúp tim hoạt động hiệu quả hơn
Bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ tử vong khi bị suy tim
Người bệnh rung nhĩ cẩn thận với 2 biến chứng có thể gây tử vong
Người bệnh suy tim cần cẩn thận với suy tim cấp
Ăn kiêng siêu tốc ảnh hưởng thế nào tới tim của bạn?
Các nhà khoa học Phần Lan đã tiến hành khảo sát 4.630 phụ nữ và nam giới từ 25 - 64 tuổi trong vòng 12 năm. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 5 nhóm, dựa vào lượng muối họ ăn hàng ngày. Trong đó, nhóm người ăn ít muối nhất là ít hơn 6,8gr muối/ngày và nhóm ăn nhiều muối nhất là nhiều hơn 13,7gr muối/ngày.
Ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, dẫn tới suy tim
Trong quá trình nghiên cứu, có 121 người đã phát triển bệnh suy tim. Theo đó, nhóm ăn nhiều muối nhất có nguy cơ suy tim tăng gấp 2,1 lần. Nhóm ăn nhiều muối thứ hai (từ 10,96 - 13,7gr muối/ngày) có nguy cơ suy tim tăng gấp 1,7 lần.
Theo các nhà nghiên cứu, ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ suy tim. Những người ăn nhiều hơn 13,7gr muối/ngày sẽ có nguy cơ suy tim tăng gấp 2 lần so với những người chỉ ăn ít hơn 6,8gr muối/ngày.
Các chuyên gia cho rằng ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp - một trong những yếu tố nguy cơ chính làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh suy tim.
GS. Pekka Jousilahti, tác giả nghiên cứu từ Viện Y tế và Phúc lợi (Phần Lan) cho biết: “Ăn quá nhiều muối không tốt cho tim mạch. Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tăng huyết áp - một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim”.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để phòng ngừa nguy cơ suy tim, bạn chỉ nên ăn tối đa 5gr muối/ngày. Tốt nhất chỉ nên hạn chế lượng muối ăn vào 2,3 gr/ngày để đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm cách giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh suy tim tốt hơn.
Vi Bùi (Theo Thehealthsite)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp phòng ngừa suy tim, giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù, khó thở. Hiệu quả này đã được chứng minh qua nghiên cứu tại bệnh viện lớn tại Hà Nội và được đăng tải trên tạp chí toàn cầu của Canada năm 2014.
Bình luận của bạn