Đừng bỏ qua các cơn đau họng ở trẻ em vì chúng có thể dẫn đến bệnh thấp tim.
4 cách tự nhiên giúp bạn đối phó với tình trạng đau họng
7 cách dùng thực phẩm để xoa dịu viêm khớp
Trẻ cần tiêm phòng thấp tim đến khi nào?
Trẻ bị sưng đau khớp gối có phải bị thấp tim?
1. Bệnh thấp tim thường được gây ra do viêm họng, gây tổn thương van tim. Khi bạn bị đau họng, trong một số trường hợp, vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập vào tim và gây thiệt hại tại các van. Do đó, bệnh thấp tim được biết đến như là một bệnh nhiễm trùng chứ không phải là một vấn đề tim mạch.
2. Nếu bạn bị viêm họng không thuyên giảm sau khoảng 3 ngày, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ thay vì tự cố gắng khắc phục ở nhà. Điều quan trọng là phải xử lý tình trạng này ngay lập tức. Sự chậm trễ trong việc điều trị tình trạng viêm họng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp tim.
Viêm họng không được xử lý kịp thời có thể gây ra bệnh thấp tim ở trẻ.
3. Mặc dù hiếm gặp, bệnh thấp tim thường xuất hiện ở trẻ em từ 5-15 tuổi. Các triệu chứng phổ biến của bệnh thấp tim là đau họng, ho và sốt. Nếu sự nhiễm trùng thâm nhập vào tim, bệnh nhân có thể gặp tình trạng đánh trống ngực và khó thở. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào khác biệt khi bị đau họng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ ngay lập tức.
4. Một trong những triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh thấp tim là chứng viêm khớp thoáng qua (viêm khớp phản ứng). Sự nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến một khớp, gây đau dữ dội và mẩn đỏ xung quanh khớp, làm ảnh hưởng tới khả năng đi lại. Sự sưng tấy sẽ giảm đi sau 3-4 ngày nhưng có thể ảnh hưởng đến một khớp khác (thường là các khớp ở gần khớp bị đau). Sự nhiễm trùng (sưng và đau) di chuyển tới một khớp khác được gọi là viêm khớp di chuyển.
5. Việc chẩn đoán bệnh thấp tim liên quan đến một xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm nồng độ ASLO (Anti-streptolysin O). Nếu xét nghiệm cho thấy mức độ cao của các kháng thể, các bác sỹ có thể khuyên bạn nên thực hiện điện tâm đồ, chụp X-quang để xác nhận tình trạng viêm nhiễm của van tim. Điều này có nghĩa là cơn đau họng đã ảnh hưởng đến tim của bạn, gây ra bệnh thấp tim.
6. Một khi bệnh thấp tim được chẩn đoán, bệnh nhân phải tiêm Penicillin thường xuyên tới khi bạn đủ 21-35 tuổi. Điều này có nghĩa là ngay từ khi bắt đầu phát hiện sự nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ phải tiêm nhắc lại sau mỗi 28 ngày (mỗi tháng 1 lần) để tránh gây thiệt hại cho van tim.
7. Có những trường hợp một người bị nhiễm trùng do virus trong độ tuổi từ 10-14 nhưng chỉ được chẩn đoán mắc bệnh thấp tim ở tuổi 25 khi bệnh nhân trải qua tình trạng khó thở. Bệnh thấp tim có thể được phát hiện khi bác sỹ khám tim thấy có âm thanh bất thường trong lồng ngực. Điều này là một dấu hiệu cho thấy các van tim của bạn có thể đã bị teo lại hoặc rò rỉ. Nếu bạn có lịch sử nhiễm trùng lâu dài khi còn trẻ, tốt hơn hết hãy tới các cơ sở y tế để được xét nghiệm viêm van tim.
Bình luận của bạn