Hội chứng chân không nghỉ khiến bệnh nhân luôn cảm thấy bồn chồn, khó chịu
Mẹ mắc buồng trứng đa nang, con mắc tự kỷ
200 lợn sữa thối chuẩn bị đưa vào nhà hàng làm lợn sữa quay
Những biểu hiện của hội chứng ống cổ tay
Bị tăng huyết áp vì mắc hội chứng tiền kinh nguyệt
TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail trả lời bạn:
Bạn thân mến,
Những gì bạn mô tả hoàn toàn phù hợp với một hội chứng có tên là Hội chứng chân không nghỉ, tên gọi khác là Willis-Ekbom. Hội chứng này lần đầu tiên được phát hiện bởi TS. Thomas Wilis khoảng thế kỷ XVII.
Bệnh nhân có những cảm giác lạ ở chân, rất khó chịu, thường xảy ra vào ban đêm và bệnh nhân chỉ có thể đi lại hoặc đấm bóp mới có thể giảm bớt.
Nguyên nhân của hội chứng này hoàn toàn không biết rõ. Các nhà khoa học cũng không hiểu tại sao nó lại xảy ra vào ban đêm. Ảnh hưởng di truyền lên căn bệnh này là 40%. Nghĩa là nếu bạn có người thân mắc căn bệnh này, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Trong một số nghiên cứu, người ta đã xác định được 5 nhiễm sắc thể chứa gene liên quan đến hội chứng này. Hội chứng chân không nghỉ còn có liên quan đến rối loạn dẫn truyền ở vòng nối các hạch nền ở não sử dụng dopamin làm chất dẫn truyền. Sự gián đoạn của những con đường này gây nên các vận động không tự chủ.
Có bằng chứng cho rằng nồng độ thấp của sắt trong não cũng có thể là nguyên nhân.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc pramipexole, ropinirole với liều lượng thấp, có hiệu quả rõ rệt. Tác dụng phụ có thể gặp phải là buồn nôn nhẹ, choáng váng.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tiến hành điều trị.
Chúc bạn luôn khỏe!
TS.BS Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.
Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh với hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Bình luận của bạn