Tỏi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên nhưng không thể tùy tiện đặt vào âm đạo để chữa viêm. Ảnh: TL
Mắc bệnh phụ khoa khi đang có bầu phải làm sao?
Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa trong mùa hè chị em cần biết
Phòng bệnh cho "cô bé" nhờ thực phẩm
Đấm lưng khi có kinh nguyệt: Dễ rong kinh, mắc bệnh phụ khoa
Chữa viêm âm đạo bằng nhét tỏi qua đêm
Thời gian gần đây, trên một vài diễn đàn mạng nhiều chị em chia sẻ nhau cách chữa bệnh phụ khoa bằng tỏi. Theo đó, dùng kim xuyên một sợi chỉ y tế đã vô trùng qua một tép tỏi nhằm cột chặt sợi chỉ với tép tỏi. Trước khi đi ngủ, cho tép tỏi vào âm đạo, để qua đêm khoảng 8 tiếng vào hôm sau kéo tép tỏi ra ngoài. Lặp lại cách làm trên trong vài ngày sẽ chữa khỏi viêm nhiễm phụ khoa.
Chị N.Đ.C (28 tuổi, ở Mê Linh, Vĩnh Phúc) khi đọc được thông tin này đã áp dụng theo và kết quả “cô bé” đã bị bỏng rát. Chị N.Đ.C kể lại: “Gần đây thấy “cô bé” hay bị ngứa và rát nhưng ngại không muốn đi khám nên mình lên mạng tìm hiểu. Đọc thấy bài viết của một chị chia sẻ về cách chữa viêm âm đạo không cần thuốc kháng sinh mà chỉ cần nhét tỏi vào “vùng kín” vài hôm là hết nên mình đã áp dụng theo.
Ngày đầu thực hiện thấy nóng ran “vùng kín” rồi ngứa rất khó chịu. Nghĩ tỏi có tác dụng nên mới bị vậy. Để có kết quả khả quan hơn, mình áp dụng thêm 2 hôm nữa, hiện tượng ngứa âm đạo có giảm nhưng “vùng kín” bị tấy đỏ nóng rát bất thường. Không chịu được nữa, mình đi viện khám bác sỹ bảo “vùng kín” bị bỏng nặng”.
Nói về vấn đề sử dụng tỏi để chữa viêm âm đạo, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, tỏi có vị cay, hôi, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị. Tỏi từ lâu được biết tới công dụng kháng khuẩn trị viêm nhiễm rất tốt nhờ chất allixin được xem như một loại kháng sinh tự nhiên. Tỏi có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có những bệnh phụ nữ nói chung. Có thể dùng tỏi chữa trùng roi: Tỏi 120gr giã nhỏ, ngâm vào 02 lít nước, thụt rửa âm đạo.
Tuy nhiên, việc dùng tỏi không đúng cách, liều lượng sẽ càng nguy hại cho “vùng kín” bởi tỏi cũng có độc tố. Không phải ai cũng sử dụng được tỏi. Tốt nhất, khi sử dụng tỏi để chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, thầy thuốc Đông y. Việc nhét tỏi vào âm đạo để chữa viêm âm đạo là không nên. Tỏi rất nóng có thể gây bỏng nếu dùng trực tiếp. Bình thường đặt một nhánh tỏi đã bóc vỏ và ngậm trong miệng cũng khó để được lâu. Khi để qua đêm đến sáng hôm sau, chắc chắn niêm mạc miệng sẽ bị phồng rộp, bỏng rát.
Niêm mạc âm đạo lại là một bộ phận rất nhạy cảm nên càng dễ bị tổn thương. Khi nhét tỏi vào âm đạo, nếu tỏi lại được cắt mỏng càng nguy hiểm, tỏi có thể không lấy được ra hết lưu lại âm đạo lâu ngày gây viêm nhiễm.
Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội) cũng cho rằng, viêm âm đạo nói riêng và bệnh phụ khoa nói chung không thể điều trị khỏi hoàn toàn với cách chữa mẹo như vậy. Tỏi được sử dụng nhiều để chữa trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như viêm da cơ địa, cảm cúm... Tuy nhiên công dụng chữa viêm âm đạo bằng tỏi vẫn là một phương pháp khá mạo hiểm.
Cách chữa này chỉ là dân gian chứ chưa có kiểm chứng khoa học. Hơn nữa, thường phải dùng kéo dài cả tháng mới thấy hiệu quả hay không. Không cẩn thận còn làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Nên áp dụng một số loại thuốc trị bệnh dựa trên những nghiên cứu khoa học cụ thể giúp điều trị bệnh hợp lý nhất.
Không chỉ là mẹo đặt tỏi để chữa viêm âm đạo, nhiều chị em còn mách nhau sử dụng sữa chua, dầu dừa bôi “vùng kín” để chữa bệnh. Đây cũng là cách chữa trị sai lầm. Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh sử dụng dầu dừa, sữa chua dùng để ngăn ngừa nấm. Sữa chua tuy có nhiều vi khuẩn có ích có những chất có thể làm thay đổi môi trường bên trong đường ruột nhưng không thể chữa được bệnh viêm âm đạo. Không thể lấy món ăn có lợi cho điều trị bệnh ở một bộ phận nào của cơ thể để điều trị bệnh phụ khoa. Dầu dừa dùng ở môi trường ẩm ướt càng dễ tạo điều kiện nấm, vi khuẩn phát triển.
Những biện pháp đơn giản ngừa nhiễm khuẩn âm đạo
BS. Lê Thị Kim Dung cho rằng, viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất phổ biến hiện nay đối với chị em trong độ tuổi sinh sản. Bệnh này không nguy hiểm nhưng hay tái phát nếu điều trị không liên tục hay vệ sinh không đúng cách.
Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều, có thể do nấm, vi khuẩn, vệ sinh “vùng kín” không đúng cách, lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa hoặc vệ sinh âm đạo quá sạch sẽ… Thậm chí, việc mắc các bệnh như: HIV, bệnh giang mai… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo. Việc dùng tỏi hay sữa chua, dầu dừa lúc này để chữa bệnh không khỏi mà khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Các chuyên gian sản khoa khuyên, để chữa dứt điểm bệnh phụ khoa, chị em buộc phải khám bác sỹ phụ khoa để xác định rõ ràng nguyên nhân. Bởi vậy, cần đi khám định kỳ. Để phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo, các chị em nên lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày bằng nước muối sạch pha loãng với nước ấm. Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh. Tránh không rửa sâu hay thụt rửa trong âm đạo vì gây mất cân bằng cho môi trường âm đạo, càng làm cho nấm dễ phát triển; Không xịt dung dịch khử mùi hôi vào vùng cơ quan sinh dục.
- Đồ lót ẩm và chật là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Mỗi lần đi tiểu, đại tiện nên rửa và lau khô nhưng chú ý rửa từ trước ra sau để không làm lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo. Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng thuốc chữa nấm âm đạo là Canesten, viên nang hay thuốc đặt khác như Polygynax, Tergynan. Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định bác sỹ. Nhiều trường hợp cứ bị viêm nhiễm phụ khoa là chị em tự mua thuốc về chữa trị dẫn tới tình trạng nhờn thuốc. Hoặc làm bệnh chuyển nặng, bội nhiễm do dùng sai thuốc. Một số trường hợp khiến viêm nhiễm ngược dòng gây viêm tắc vòi trứng, hậu quả là dẫn đến vô sinh.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cần có chế độ ăn uống lành mạnh, nên chọn thực phẩm giúp cân bằng pH. pH âm đạo cân bằng thường dao động từ 7,35 – 7,45 giúp bạn tránh được sự phát triển của vi khuẩn. Khi bị viêm âm đạo, pH đó đã thay đổi, có thể giảm xuống (môi trường acid) hoặc tăng lên (môi trường kiềm). pH âm đạo của bạn giảm (tính acid) nên ăn thực phẩm giàu magne, calci, natri, kali như quả hạnh nhân, rau củ quả các loại. Nếu pH kiềm nên ăn thực phẩm giàu acid: Cá, thịt gia cầm, ngũ cốc…
BS. sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Bình luận của bạn