Cách phân biệt sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ

Dù tên gọi khác nhau nhưng về bản chất, sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ khá giống nhau

Một vài câu hỏi thường gặp về các bệnh túi mật

Trị sỏi mật bằng quả dứa có hiệu quả không?

Chuyên gia giải đáp: Trị sỏi mật bằng đu đủ xanh có tốt không?

Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành hay không?

Điểm chung giữa sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ

Về bản chất

Sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ đều là sỏi mật - tinh thể rắn hình thành bởi cholesterol, muối mật và calci trong dịch mật. Ở Việt Nam, bệnh sỏi mật khá phức tạp khi thành phần của sỏi mật chủ yếu là mật sắc tố, nhân là trứng hay xác giun đũa. Khả năng giun chui vào đường mật gây nhiễm trùng cao, dẫn đến hình thành sỏi mật.

Yếu tố nguy cơ

Nhìn chung, phụ nữ có nguy cơ bị sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ cao hơn nam giới. Nguyên nhân là bởi hormone nữ progesterone có thể kích thích, làm giảm vận động túi mật, trong khi estrogen làm tăng cholesterol và giảm acid mật hòa tan cholesterol, dễ dẫn tới ứ đọng cholesterol trong dịch mật, gây hình thành sỏi mật.

Ngoài ra, những người sử dụng liệu pháp hormone thay thế (estrogen), đang giảm cân nhanh hay có vấn đề về gan, đái tháo đường cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguy cơ biến chứng

Cả sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ đều có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng sau:

- Viêm túi mật cấp do sỏi bị kẹt ở cổ hoặc ống túi mật.

- Viêm đường mật do sỏi túi mật rơi vào ống mật chủ (gây sỏi ống mật chủ), dẫn đến tắc nghẽn, viêm đường mật.

- Viêm tụy cấp do sỏi túi mật rơi vào ống mật chủ và kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ, làm tắc nghẽn cả ống mật và ống tụy.

- Ung thư túi mật liên quan tới sỏi túi mật to (trên 25mm), sỏi kèm với polyp túi mật, túi mật sứ.

Sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ khác nhau như thế nào?

 

Sỏi túi mật

Sỏi ống mật chủ

Vị trí

Sỏi túi mật nằm bên trong túi mật.

Sỏi ống mật chủ nằm trong ống mật chủ.

Triệu chứng

Đa số trường hợp sỏi túi mật không gây triệu chứng. Chỉ có khoảng 30% trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng, điển hình nhất là cơn đau quặn mật với các đặc điểm sau:

- Tính chu kỳ: Cơn đau riêng biệt, kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.

- Vị trí: Đau ở thượng vị (trên rốn) hoặc vùng bụng trên, bên phải.

- Mức độ: Đau nhiều và liên tục. Những cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.

- Thời điểm: Cơn đau thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn, hoặc có thể đau về đêm.

- Các triệu chứng khác: Đau lưng, đau bụng trên, bên trái, buồn nôn/nôn mửa, đầy bụng (khó tiêu với thức ăn nhiều dầu mỡ). Sốt, vàng da thường là sỏi đã gây biến chứng.

- Đau dưới sườn phải: Cơn đau dữ dội, lăn lộn, đau lan rộng lên vai bên phải hoặc lan ra phía sau lưng. Khi ăn xong, cảm giác đau tăng nặng hơn (do đường mật bị kích thích co bóp nhiều và mạnh). Cơn đau thường kéo dài, đau lâu, có khi lên tới 2 - 3 giờ.

- Sốt: Sốt có thể xảy ra đồng thời hoặc chỉ sau vài giờ kể từ khi bắt đầu cơn đau. Đôi khi sốt cao tới 39 đến 40oC, kèm trạng thái rét run, đổ nhiều mồ hôi.

- Biểu hiện nhiễm trùng trên mặt: Lưỡi bẩn, môi khô, mệt mỏi, mạch nhanh, cơ thể gầy sút.

- Da vàng, niêm mạc vàng: Đây là biểu hiện rõ nhất nhưng xuất hiện muộn.

- Túi mật to căng: Có thể cảm thấy túi mật nổi lên ngay dưới sườn phải, giống như một quả trứng, khi sờ vào thấy tròn, đều, nhẵn, khi ấn vào thấy đau, chuyển động theo từng nhịp thở.

- Triệu chứng cảnh báo khác: Nôn kèm theo cảm giác đau, ít nước tiểu và nước tiểu sẫm màu.

Nếu sỏi ống mật chủ gây tắc mật, phân sẽ trở nên nhạt màu hơn.

Điều trị

Trong trường hợp sỏi mật không gây triệu chứng, người bệnh chưa cần thiết phải phẫu thuật mà có thể tham khảo sử dụng thêm các thảo dược giúp bào mòn sỏi như uất kim, chi tử, sài hồ, hoàng bá, diệp hạ châu, nhân trần, chỉ xác, kim tiền thảo. Các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng kết hợp 8 thảo dược sẽ hiệu quả hơn sử dụng 1 thảo dược đơn lẻ.

Khi sỏi mật bắt đầu gây triệu chứng, tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sỹ có thể tư vấn sử dụng thảo dược hoặc những cách điều trị sau:

- Uống thuốc làm tan sỏi (ít dùng do hiệu quả không cao, nhiều tác dụng phụ).

- Tán sỏi túi mật qua da bằng laser (ít dùng do dễ sót sỏi, tổn thương túi mật).

- Cắt túi mật nội soi hoặc mổ hở (có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa về sau nên thường chỉ áp dụng khi sỏi gây biến chứng).

Việc điều trị sẽ nhắm mục tiêu giảm tắc nghẽn. Điều trị có thể bao gồm:

- Lấy sỏi: Sỏi ống mật chủ có thể được lấy qua ERCP, qua mổ nội soi hoặc mổ mở.

- Phẫu thuật cắt túi mật và lấy sỏi bằng mổ nội soi hoặc mổ mở trong trường hợp sỏi ống mật chủ kèm sỏi túi mật.

- Tán sỏi ngoài cơ thể: Ngày nay ít thực hiện do tỷ lệ thất bại và biến chứng cao.

- Dẫn lưu đường mật tạm thời bằng stent.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

TPBVSK Kim Đởm Khang - giải pháp cho người sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Với thành phần 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác, TPBVSK Kim Đởm Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi trong đường mật, hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Sản phẩm phù hợp với:

- Người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật.

- Người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, có nguy cơ tái phát sỏi cao.

- Người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa