- Chuyên đề:
- Huyết áp thấp
Không nên coi thường huyết áp thấp ở bà bầu
Huyết áp thấp cũng gây nhồi máu cơ tim
Cảnh giác với những cơn đau đầu do huyết áp thấp
Huyết áp thấp: Thủ phạm gây chóng mặt, buồn nôn
Huyết áp thấp: Tăng cao trong mùa hè
Huyết áp và thai kỳ của mẹ bầu
Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Tăng huyết áp khi mang thai làm ảnh hưởng đến nhau thai, khiến thai nhi không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Tăng huyết áp còn là một trong những tiền đề dẫn đến chứng tiền sản giật khi mang thai.
Huyết áp xuống quá thấp thì ngược lại có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do oxy và máu lên não không đủ, máu không truyền đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển. Vì vậy, đo huyết áp là một trong những bước kiểm tra sức khỏe thai kỳ, bác sỹ cần có những thông số này để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và bé.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai
Tuy không phổ biến như tình trạng tăng huyết áp khi mang thai, nhưng khi mang thai rất nhiều chị em bị tụt huyết áp. Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có mức huyết áp từ 110/70 tới 120/80 mm Hg. Huyết áp thấp được xác định khi mức huyết áp của mẹ bầu bằng hoặc thấp hơn 100/60 mm Hg.
Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Mang thai đôi, tiền sử bệnh hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, acid folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai.
Huyết áp thấp ảnh hưởng thế nào?
Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước cho cơ thể người mẹ. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Huyết áp thấp còn khiến bà bầu bị suy giảm thị giác.
Làm gì khi bị huyết áp thấp khi mang thai?
Các bác sỹ khuyến cáo những bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng thuốc mà chỉ khắc phục bằng những biện pháp ăn uống, nghỉ ngơi như sau:
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hơn bình thường vì nó làm tăng thể tích máu, khắc phục được huyết áp thấp.
Ngủ trưa: Mất ngủ cũng làm cho thai phụ bị tụt huyết áp, vì thế, hãy ngủ đủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng. Sau bữa trưa, bạn nên ngủ một thời gian để đảm bảo lượng máu cung cấp lên não.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Thay vì chỉ ăn ba bữa chính, bà bầu bị huyết áp thấp nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa những thành phần như protein, vitamin C, các loại vitamin nhóm B… và thực phẩm nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo…
Không đứng dậy đột ngột: Việc này có thể bất ngờ làm hạ huyết áp, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, bạn nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai giúp co giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể thai phụ có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.
Ngoài ra, việc chữa trị huyết áp thấp cho bà bầu cũng nên dùng một số bài thuốc tự nhiên sau:
Củ cải đường: Rửa sạch và ép lấy 1 cốc nước, uống 2 lần/ngày. Uống thường xuyên sẽ nhanh chóng khắc phục được hiện tượng trên.
Trứng gà: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Gừng rửa sạch thái lát, cho vào nồi cùng 1 cốc nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó, ăn nóng 1 lần/ngày, ăn liền trong 5 ngày.
Hạt sen: Hạt sen 30gr, táo đỏ 10gr, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước, uống ngày 2 lần sau các bữa ăn.
Phụ nữ bị huyết áp thấp cũng có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Theo Đông y, một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp là âm hư, huyết kém. Để điều trị bệnh cần bổ ích khí huyết, kiện vận tỳ vị, một số vị thuốc có tác dụng tốt đó là quy đầu, ích trí nhân, xuyên tiêu. Quy đầu có tác dụng tăng tạo huyết, tăng lưu thông máu được dùng trong các trường hợp thiếu máu, thiếu máu não dẫn đến tụt huyết áp tư thế, suy nhược cơ thể. Ích trí nhân có tác dụng tăng cường chức năng của thận và hệ tiêu hóa. Xuyên tiêu có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, trợ giúp tiêu hóa.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn