- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Vậy tim đập nhanh đi kèm huyết áp tăng cao có phải vấn đề đáng lo ngại?
Nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim: Vẫn có cách ổn định nhịp
Chia sẻ của bệnh nhân trẻ bị ngoại tâm thu, nghi ngờ hội chứng Brugada
Rối loạn thần kinh tim: Không phải bệnh tim vẫn khiến bạn khổ sở
Bổ sung magne có giúp giảm các cơn đánh trống ngực?
Hiểu rõ về huyết áp và nhịp tim
Theo Hiệp hội Tim mạch (Mỹ), tăng huyết áp và nhịp tim nhanh là hai tình trạng hoàn toàn khác biệt. Nhịp tim là số lần tim đập mỗi phút. Trong khi đó, huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch (các mạch máu mang máu ra khỏi trái tim).
Thông thường, huyết áp sẽ được hiển thị bởi 2 con số: Con số đầu tiên là huyết áp tâm thu (hay áp lực của máu lên thành mạch khi tim co bóp) và số thứ hai là huyết áp tâm trương (hay áp lực máu lên thành mạch khi tim giãn ra).
Những người bị tăng huyết áp cũng có thể có nhịp tim cao, nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Theo một đánh giá trên tạp chí Current Hypertension Reports (Mỹ), các nhà khoa học cho biết chỉ có khoảng 15% người bệnh tăng huyết áp có nhịp tim khi nghỉ ngơi trên 85 nhịp/phút.
Theo GS.BS. Michael Bungo (người Mỹ): “Nhịp tim và huyết áp có liên quan với nhau, nhưng không phải lúc nào cũng nhất quán với nhau”.
Bạn cần cẩn thận với tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim nhanh
Theo Cleveland Clinic (Mỹ), người bình thường sẽ có huyết áp khi nghỉ ngơi nằm trong khoảng 120/80mmHg trở xuống. Tình trạng tăng huyết áp sẽ xảy ra khi các con số này bắt đầu tăng lên. Tăng huyết áp rất nguy hiểm vì cứ mỗi lần huyết áp tâm thu tăng 20mmHg, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ lại tăng gấp 2 lần.
Nhịp tim khi nghỉ ngơi của người bình thường thường dao động trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Sự nguy hiểm của tình trạng tim đập nhanh thường không rõ ràng như tăng huyết áp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo những người bị tim đập nhanh cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với người bình thường.
Tim đập nhanh cũng thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, tim đập nhanh cũng có thể xảy ra do bạn bị thừa cân, do cơ thể yếu đi khi mắc các bệnh mạn tính, do nằm lâu, suy giảm vận động…
Tình trạng tim đập nhanh, huyết áp tăng cao khi tập thể dục
Tập thể dục là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng huyết áp và tim đập nhanh. Tuy nhiên, hai tình trạng này thường không xảy ra cùng lúc. Theo đó, khi tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn, sau đó tình trạng tăng huyết áp mới diễn ra. Huyết áp tăng cao bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng người. Ví dụ, khi vận động, những người tập thể dục thường xuyên có thể tăng gấp đôi nhịp tim, nhưng lại không bị tăng huyết áp.
GS.BS. Michael Bungo giải thích: “Với những người có thể trạng tốt, mạch máu cũng dẻo dai hơn và có thể nở rộng để đáp ứng với việc lưu lượng máu tăng cao khi tập thể dục. Tuy nhiên, những người có thể trạng không tốt thường có xu hướng tăng cao cả nhịp tim lẫn huyết áp”.
Cần phòng tránh nguy cơ rối loạn nhịp tim do tăng huyết áp từ sớm
Bên cạnh việc bị tăng huyết áp, bạn cũng nên cảnh giác với tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều xảy ra một thời gian sau đó. Nguyên nhân là do khi huyết áp tăng cao, cơ tim sẽ phải co bóp mạnh hơn để thắng được sức cản trong lòng mạch.
Tình trạng này tái diễn lâu ngày sẽ khiến cơ tim phát triển dày lên và làm thay đổi cấu trúc tim, dẫn tới hàng loạt các rối loạn liên quan đến hệ thống dẫn truyền điện trong tim, gây rối loạn nhịp tim nhanh, trong đó thường gặp nhất là rung nhĩ. Đây là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng nhịp tim tăng cao tới 300 nhịp/phút. Các thống kê cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh rung nhĩ, chiếm tới 50% trường hợp, bên cạnh các yếu tố nguy cơ khác như tuổi cao, thói quen uống nhiều rượu bia, ngưng thở khi ngủ….
Chính vì sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp mà bạn cần điều trị tốt bằng thuốc; Tránh căng thẳng; Ngủ đủ giấc; Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc; Giảm cân nếu thừa cân; Ăn giảm mỡ, giảm muối, phủ tạng động vật… và tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.
Nghiên cứu cho thấy những người bị tăng huyết áp sử dụng sớm giải pháp chứa thảo dược khổ sâm sẽ giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, thư giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên tim. Nhờ đó, khổ sâm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cơ tim, làm giảm huyết áp, cải thiện các triệu chứng tim đập nhanh và tăng huyết áp, hồi hộp, trống ngực. Sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim chứa thảo dược khổ sâm là cách hiệu quả để ngăn chặn biến chứng suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho người bị tăng huyết áp.
Vi Bùi H+ (Theo Livestrong)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn