Thực phẩm hữu cơ tốt cho người bị xuất huyết giảm tiểu cầu
Những điều cần biết về xuất huyết dưới da
Đô thị hóa nhanh là nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết?
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể mang thai hay không?
10 điều nên biết về bệnh sốt xuất huyết
Theo đó, bệnh nhân mắc xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn nên chú trọng một số nguyên tắc sau:
Tăng cường protein: Bổ sung đủ protein chất lượng như thịt nạc, hải sản, cá, trứng, sữa, đậu… giúp người bệnh có nhiều nguyên liệu tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu. Nhu cầu protein khác nhau, tùy thuộc vào mức độ hoạt động.
Nguồn thực phẩm giàu protein
Bổ sung vitamin C: Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, tăng sức bền thành mạch, hạn chế hiện tượng chảy máu.
Thực phẩm giàu vitamin K: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong chức năng tiểu cầu và đông máu, giúp điều chỉnh các enzyme cần thiết cho sự hình thành cục máu đông.
Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A giúp điều hòa các protein được sản xuất trong các tế bào, giúp tế bào phát triển.
Thực phẩm giàu acid folic: Acid folic (hay vitamin B9) đóng một vai trò trong sự phát triển của một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu.
Vitamin B12 và folate đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các yếu tố máu, bao gồm cả tiểu cầu.
Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn nên ăn những loại thực phẩm tươi sống, hữu cơ, tránh thực phẩm đã qua chế biến; Không nên ăn những loại thực phẩm đã được chế biến quá kỹ; Ăn các loại chất béo lành mạnh nhằm tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, cải thiện sự lưu thông và chuyển hóa mỡ máu; Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau lá xanh vì chúng đều chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất; Uống nhiều nước lọc; Nhai thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu; Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ.
Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn nên tránh các loại đồ uống có cồn vì có thể gây tổn hại đến tủy xương; Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng; Tránh các loại thực phẩm tinh chế, nhiều đường… Cần giảm hoặc loại trừ các loại sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
Bình luận của bạn