Có thể bị viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp cùng lúc hay không?

Viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp hiện vẫn chưa có thuốc chữa

Có nên chữa vẩy nến bằng massage?

7 biện pháp tự nhiên giúp khắc phục bệnh viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vảy nến: Bạn cần biết gì về căn bệnh tự miễn này?

Viêm khớp vẩy nến có dùng được Kim Miễn Khang?

Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp và cứng khớp mạn tính ở nhiều người. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau, mỗi loại đều có nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng riêng.

Biết được sự khác biệt giữa viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp có thể giúp bệnh nhân tìm được cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Phân biệt viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến

Khi một người bị viêm khớp vẩy nến, hệ miễn dịch của họ gây ra tình trạng viêm dư thừa trong cơ thể. Tình trạng viêm này thường gây ra các triệu chứng như cứng khớp, sưng và đau ở các khớp.

Theo Quỹ Bệnh vẩy nến Quốc gia Mỹ, viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến 30% những người mắc bệnh vẩy nến

Một số người mắc viêm khớp vẩy nến sẽ có những triệu chứng của bệnh vẩy nến trên da như các mảng da tổn thương màu đỏ, có vẩy trắng và ngứa ngáy. Tuy nhiên, một số người có thể bị viêm khớp vẩy nến mà không có các dấu hiệu điển hình của vẩy nến trên da.

Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp không có liên quan gì tới vẩy nến. Viêm khớp dạng thấp gây sưng, cứng và đau khớp. Khi một người bị viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch của họ tấn công nhầm mô ở các khớp, gây ra các triệu chứng đặc thù.

Một điểm khác biệt là viêm khớp vẩy nến không chỉ ảnh hưởng đến xương và khớp mà còn ảnh hưởng cả đến gân, móng và mắt.

Tuy nhiên, sự khác biệt chính là biểu hiện các triệu chứng. Ví dụ, viêm khớp dạng thấp thường đối xứng, có nghĩa là nó ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên của cơ thể. Vì vậy, nếu viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cổ tay, nó thường sẽ ảnh hưởng đến cả cổ tay trái và phải.

Viêm khớp vẩy nến biểu hiện không đối xứng, có nghĩa là nó chỉ có thể gây đau ở một bên cơ thể.

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp nhưng nó phổ biến nhất ở phụ nữ và người lớn tuổi

Triệu chứng

Cả hai bệnh này đều có các triệu chứng tương tự nhau như cứng, đau và sưng khớp. Trong cả hai rối loạn, các triệu chứng có thể bùng phát và trở nên tồi tệ hơn, kéo dài một thời gian rồi tạm thời biến mất.

Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng riêng giúp bạn phân biệt viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp:

Triệu chứng viêm khớp vẩy nến:

- Sưng và đau thường xuyên ở ít nhất một khớp

- Đau lưng, có thể đau khớp nối xương cùng và xương chậu, có thể đau trầm trọng

- Sưng ngón tay, ngón chân

- Viêm mắt (viêm màng bồ đào hoặc viêm mống mắt)

- Đau chân, thường ở gót chân hoặc lòng bàn chân

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp:

- Đau khớp thường bắt đầu ở các khớp nhỏ như ngón tay hoặc bàn tay

- Đau khớp đối xứng

- Sốt nhẹ

- Khô miệng

- Khô mắt

- Mệt mỏi

- Viêm mắt (viêm màng cứng mắt, viêm màng bồ đào, viêm mống mắt)

- Ăn mất ngon

- Các khớp cứng hơn vào buổi sáng

- Viêm phổi và tim

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Y học hiện vẫn chưa hoàn toàn hiểu được nguyên nhân gây ra những bệnh này nhưng nhiều giả thuyết cho rằng, di truyền, sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc nhiễm trùng có thể làm cho hệ miễn dịch hoạt động sai cách.

Các chuyên gia cho rằng, viêm khớp vẩy nến có thể được liên kết với một tình trạng di truyền. Mắc bệnh vẩy nến cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra viêm khớp vẩy nến.

Yếu tố di truyền cũng được đề cập tới khi nói về nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.

Các biến chứng

Về lâu dài, cả hai bệnh này đều có những biến chứng tương tự nhau như gây viêm lâu dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sẹo hoặc viêm ở các cơ quan nội tạng.

Tình trạng viêm cũng có thể dẫn đến loãng xương hoặc suy yếu xương khiến bệnh nhân có nguy cơ bị gãy xương và bong gân nhiều hơn.

Hiện vẫn chưa có cách chữa trị cho cả hai bệnh này nhưng bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau và sự khó chịu bằng cách sử dụng các lựa chọn điều trị có sẵn dưới sự hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia y tế.

Biết Tuốt H+

Gợi ý: Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - sản phẩm cho người bị vẩy nến do tự miễn

Vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.

Người bị vẩy nến có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh tự miễn như vẩy nến; giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.

Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3 - 6 tháng.

XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTP

**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nang Hoàng Thấp Linh - Giúp giảm đau, giảm sưng, tăng cường hồi phục vận động khớp

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính. Ngoài ảnh hưởng lên khớp, bệnh còn tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp có liên quan tới cơ chế tự miễn, nguyên nhân là do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công vào các khớp và mô của chính cơ thể.

Hiện nay, xu hướng đang được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, trong đó, sản phẩm đại diện cho xu hướng này hiện có bán tại các nhà thuốc là TPBVSK Viên nang Hoàng Thấp Linh.

TPBVSK Viên nang Hoàng Thấp Linh có sự phối hợp giữa thành phần chính là hy thiêm và các thảo dược như nhũ hương, sói rừng, bạch thược; Các acid amin khác như L-carnitine furmarate, muối magne, tiền hormone pregnenolone. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng có hiệu quả cao trong phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường hồi phục vận động khớp.

XNQC: 00268/2017/ATTP-XNQC

**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp