- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đái tháo đường type 1 và type 2 đều có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng
Nắng nóng, cảnh báo nguy cơ với bệnh đái tháo đường
Cách mới để ngăn ngừa mù loà do đái tháo đường
Bí quyết sống lâu khi bị bệnh đái tháo đường
Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị béo phì, đái tháo đường, trầm cảm
Trẻ bị thấp khớp dễ mắc đái tháo đường?
GS.TS.BS Anthony Komaroff – Đại học Y Harvard (Mỹ), trả lời:
Cám ơn câu hỏi của bạn!
Đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2 là hai căn bệnh khác nhau, nhưng đều đặc trưng bởi lượng glucose (đường) tăng cao trong máu. Đái tháo đường type 2 phổ biến hơn đái tháo đường type 1.
Đái tháo đường type 2 có xu hướng khởi phát vào tuổi trưởng thành, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, có thể gặp ở thanh thiếu niên thậm chí là cả trẻ em, trong khi đây lại là đối tượng mắc bệnh thường gặp trong đái tháo đường type 1.
Cả hai dạng bệnh đái tháo đường này đều rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không tích cực, bệnh đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Đau tim, đột quỵ, suy thận, đoạn chi và mù lòa.
Để hiểu về bệnh đái tháo đường (cả type 1 và type 2), bạn cần hiểu về cơ chế chuyển hóa đường trong cơ thể. Khi ăn carbohydrate (chất bột đường), các men trong đường ruột sẽ phân giải chúng thành dạng đường đơn giản nhất là glucose. Một phần glucose sẽ được hấp thu vào máu, rồi đưa vào trong tế bào tạo thành năng lượng, phần còn lại về gan dự trữ dưới dạng glycogen để chờ cơ thể huy động khi cần.
Để đường đi vào trong tế bào, cần có sự tham gia của insulin. Insulin là hormon do tế bào beta của tuyến tụy tiết ra. Khi lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn, não sẽ chỉ huy tuyến tụy hoạt động giải phóng insulin vào máu, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển đường vào trong tế bào, từ đó duy trì nồng độ đường huyết ở giá trị ổn định.
Đái tháo đường type 2 đang có xu hướng trẻ hóa
Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không đáp ứng bình thường với insulin, đường không đi đến các tế bào mà tích tụ ở trong máu, gây ra bệnh đái tháo đường.
Ở những người khỏe mạnh, nồng độ đường trong máu vẫn duy trì ở phạm vi vừa phải. Điều này là quan trọng vì một số cơ quan nhất định trong cơ thể như não và thận cần sự cung cấp glucose ổn định.
Đái tháo đường type 2 bắt nguồn bằng việc một số tế bào của cơ thể, như tế bào gan, cơ, mỡ kém đáp ứng với insulin. Nghĩa là thời gian đầu, insulin vẫn được tuyến tụy tiết bình thường, nhưng các tế bào từ chối tiếp nhận insulin, làm cho đường huyết tăng. Giai đoạn này còn gọi là tiền đái tháo đường. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách kích thích tuyến tụy tăng sản sinh insulin để giữ mức đường huyết bình thường. Nhưng nếu điều này liên tục xảy ra, tuyến tụy làm việc quá nhiều, bị “quá tải” và hậu quả là không thể đáp ứng nhu cầu insulin của cơ thể, lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao và gây ra bệnh đái tháo đường.
Do đó, đái tháo đường type 2 được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc làm tăng độ nhạy cảm của insulin với tế bào, thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột, thậm chí trong một số trường hợp người bệnh sẽ được cân nhắc tiêm insulin ngoại sinh. Giảm cân và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là những giải pháp hữu ích giúp làm giảm tình trạng đề kháng insulin.
Đái tháo đường type 1 còn gọi là bệnh tự miễn, chiếm 5 – 10% trong tổng số dạng bệnh đái tháo đường. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể “nhầm lẫn”, tiêu diệt nhầm các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này khiến cơ thể bị thiết hụt insulin tuyệt đối. Do đó, người bệnh đái tháo đường type 1 bắt buộc phải tiêm insulin hàng ngày.
Những thế kỷ trước, người bệnh đái tháo đường này thường bị tử vong sớm do biến chứng. Song hiện nay, quá trình điều trị đái tháo đường đã có những bước tiến lớn, rất nhiều người bệnh có thể sống khỏe mạnh nhiều năm sau khi được chẩn đoán.
TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Hoài Thương H+ (Dịch)
Bình luận của bạn