Mối liên hệ giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch

Người mắc đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch

Thuốc chống đái tháo đường - con dao 2 lưỡi nguy hiểm

Con đường luẩn quẩn của stress và đái tháo đường

Nghiên cứu mới: Thuốc chống đái tháo đường tốt cho bệnh nhân ung thư?

Cẩn thận bệnh tim mạch nếu bị đau nửa đầu

Ăn quá ít muối cũng dễ mắc các bệnh tim mạch?

Tiến sỹ Anthony Komaroff - Tốt nghiệp Trường Y Harvard trả lời:

Chào bạn,

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và các bệnh tim mạch là lớn hơn những gì mà người ta tưởng: Khoảng 2/3 người mắc đái tháo đường chết do các bệnh tim mạchđột quỵ. Tôi đã tham khảo ý kiến của Benjamin Scirica, một bác sỹ chuyên khoa tim tại Brigham về mối liên hệ giữa hai bệnh này. Ông đã giải thích rằng đái tháo đường gây hại đến tim theo vài con đường.

Như bạn biết, đái tháo đường dẫn đến nồng độ đường huyết cao. Nó cũng gây ra một phản ứng miễn dịch gây ra viêm mạn tính. Cả hai đều gây tổn thương đến thành động mạch làm phát triển các mảng xơ vữa, do sự hình thành của các mảng bám chất béo trong thành mạch máu, gây cản trở dòng máu và gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Đái tháo đường dẫn đến nồng độ đường huyết cao, gây tổn thương đến thành động mạch làm phát triển các mảng xơ tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Đường huyết gia tăng cũng làm thành động mạch trở nên cứng hơn khiến động mạch không thể co giãn tốt, theo đó gia tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Đái tháo đường cũng gây tổn thương đến các mô của cơ tim.

Tin tốt đó là việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ cho tim sẽ giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này cũng đúng với cả bệnh nhân không mắc đái tháo đường.

- Đầu tiên, nếu bạn hút thuốc, hãy từ bỏ.

Tập thể dục thường xuyên – một bài tập lý tưởng là dành 45 - 60 phút và thực hiện 5 lần mỗi tuần. Tập thể dục giúp tăng cường hệ thống tim mạch của bạn. Nó cũng là chìa khóa đạt được hoặc duy trì một cân nặng tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giúp bệnh đái tháo đường của bạn dễ kiểm soát hơn. Tập thể dục thường xuyên thúc đẩy các tế bào loại bỏ đường khỏi máu, giảm nồng độ đường huyết.

- Lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh cho tim. Ăn thật nhiều rau củ quả, cá và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế và tránh các chất béo dạng trans và chất béo bão hòa, các ngũ cốc tinh chế hay đồ uống nhiều đường.

- Nếu bạn có nồng độ cholesterol cao và mắc đái tháo đường, cả hai điều này kết hợp sẽ càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, điều quan trọng là bạn nên giảm nồng độ cholesterol cũng như nồng độ đường huyết. Các thuốc làm giảm cholesterol hiệu quả nhất hiện nay là nhóm thuốc statin. Những thuốc này không chỉ giảm nồng độ cholesterol trong máu và còn giảm viêm bên trong các mảng bám của xơ vữa động mạch. Điều này làm giảm các nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ cho bạn.

- Cuối cùng, nếu bạn bị tăng huyết áp cùng với đái tháo đường, hai điều này cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, cũng là một điều quan trọng cho bạn là kiểm soát huyết áp của bạn, điều này đòi hỏi cần phải sử dụng thuốc làm hạ huyết áp.

Trong khi thuốc có thể cần thiết để giảm nồng độ đường huyết, cholesterol và huyết áp, việc thay đổi lối sống ít nhất cũng hữu hiệu như thuốc để đạt được những lợi ích cần thiết. Và nếu thậm chí việc dùng thuốc là bắt buộc thì việc thay đổi lối sống cũng giúp làm giảm lượng thuốc mà bạn cần.

Vậy nên bạn hãy thảo luận với bác sỹ để nhận được sự kết hợp tốt nhất giữa chế độ ăn, luyện tập và thuốc để giữ nồng độ đường huyết về mức thông thường và tránh làm hạ đường huyết quá mức. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tử vọng do bệnh tim mạch.

Chúc bạn sức khỏe!

Ngân Giang H+ (Theo AskDoctorK)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị