Không chỉ đồ ngọt, ngủ thiếu hay thừa cũng gây ra đái tháo đường

Đàn ông mất ngủ hay ngủ quá nhiều có thể bị đái tháo đường?

Cha mẹ cần biết: Cách điều trị đái tháo đường type 1 cho trẻ

Người đái tháo đường cần làm gì khi bị ốm?

Tại sao bạn cần giảm cân khi bị đái tháo đường type 2?

Thêm lý do vì sao không nên ăn thịt chó

“Ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh, ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể tác động theo hướng bất lợi đối với sức khỏe của bạn. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trao đổi chất trong cơ thể con người”, Femke Rutters - tác giả nghiên cứu người Hà Lan cho hay.

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của gần 800 người trưởng thành khỏe mạnh tại 14 quốc gia châu Âu. Các nhà khoa học thấy rằng, so với những người đàn ông ngủ khoảng 7 tiếng mỗi đêm thì những người đàn ông ngủ nhiều hoặc ít hơn con số đó có nhiều nguy cơ bị rối loạn chuyển hoá đường và dẫn tới đường huyết cao. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ gia tăng bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, tình trạng này không được ghi nhận ở đối tượng là phụ nữ.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tác dụng ngược từ các vấn đề giấc ngủ cho đến nguy cơ đái tháo đường ở nam giới và phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù họ chưa chứng minh rõ ràng các rối loạn giấc ngủ là một yếu tố gây mắc đái tháo đường tăng cao ở nam giới, nhưng họ sẽ nỗ lực để tìm ra câu trả lời xác đáng, góp một phần quan trọng vào công cuộc phòng chống và điều trị đái tháo đường.

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Hầu hết người trưởng thành cần ít nhất 7 giờ ngủ mỗi đêm. Tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ Quốc gia Hoa kỳ đã thông qua hơn 300 nghiên cứu để xác định lượng thời gian lý tưởng của một người cần phải ngủ theo tuổi:

Trẻ sơ sinh (4 - 11 tháng): 12 - 15 giờ ngủ.

Trẻ em (1 - 2 tuổi): 11 - 14 giờ ngủ.

Trẻ mẫu giáo (3 - 5 tuổi): 10 - 13 giờ ngủ.

Học sinh tiểu học, trung học cơ sở (6 - 13 tuổi): 9 - 11 giờ ngủ.

Học sinh trung học phổ thông (14 - 17 tuổi): 8 - 10 giờ ngủ.

Người trưởng thành (18 - 64): 7 - 9 giờ ngủ.

Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7 - 8 giờ ngủ.

Cách phòng ngừa đái tháo đường

Sau đây chỉ là một số lời khuyên bổ ích giúp phòng ngừa đái tháo đường thành công: Khống chế trọng lượng; Bỏ thuốc lá; Ăn ít chất béo, tăng cường ăn nhiều chất xơ; Bổ sung thêm ngũ cốc; Hạn chế đường và cacbohydrat; Luyện tập thể dục, thể thao; Sử dụng thực phẩm chức năng...

Biết Tuốt H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, TPCN TĐCARE giúp làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết