Ôn thi miệt mài, làm gì để bảo vệ sức khỏe?
Thức khuya - Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố
Cú đêm dễ mắc đái tháo đường
“Cú đêm” đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khi về già
Dậy sớm luôn tốt hơn thức khuya
Vì sao thức khuya dễ đổ bệnh?
1. Uống nhiều nước
Thiếu ngủ dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và khiến lượng acid trong cơ thể tăng cao. Uống nước thường xuyên sẽ giúp giữ huyết áp ổn định hơn. Bên cạnh đó, nước cũng giúp cân bằng điện giải, giúp các cơ quan hoạt động trơn tru hơn, giảm cảm giác mệt mỏi và bảo vệ da không bị mọc mụn do thức khuya.
Nên uống nhiều nước để cơ thể tỉnh táo hơn
Uống sữa lạnh cũng giúp cơ thể tránh bị dư thừa acid và tránh tình trạng ợ nóng.
2. Ăn nhẹ
Ăn nhẹ sẽ giúp cơ thể không cảm thấy buồn ngủ. Bạn có thể ăn thêm những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và protein dễ tiêu hóa như yến mạch, mật ong, nho khô..., tránh ăn đường và chất béo. Không nên ăn tỏi hoặc hành vì chúng là những loại “thuốc ngủ” tự nhiên. Nên ăn thêm trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Những loại trái cây như chuối cũng có thể giúp cung cấp năng lượng tức thời...
Những bữa ăn nhẹ sẽ cung cấp năng lượng tức thời, rất tốt cho các sỹ tử
3. Sử dụng thực phẩm chức năng
Ngoài các loại thực phẩm, món ăn bổ dưỡng thì sử dụng thực phẩm chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vi chất cũng là ý tưởng hay giúp chống lại mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Bạn có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng có chứa creatine (giúp tăng cường sức chịu đựng), taurine (giúp cơ thể luôn tỉnh táo, tăng khả năng phục hồi với căng thẳng), tuarana (giúp tăng cường năng lượng)...
Nên bổ sung thực phẩm chức năng để tránh mệt mỏi
4. Dành thêm thời gian thư giãn
Ôn thi miệt mài dễ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi do các hoạt động bị đảo lộn. Do đó, bạn nên dành thêm thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ thể phục hồi. Bạn có thể chợp mắt khoảng 15 – 30 phút hoặc tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe... cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
5. Điều chỉnh đồng hồ sinh học
Khi đột nhiên phải thức khuya hay dậy sớm, nhịp sinh học bị đảo lộn, cơ thể không thích ứng với sự xáo trộn giờ giấc càng khiến bạn cảm thấy uể oải và buồn ngủ hơn.
Nên điều chỉnh đồng hồ sinh học để bảo vệ sức khỏe
Để khắc phục điều này, bạn nên điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách thay đổi giờ đi ngủ và giờ thức dậy để cơ thể “thích nghi” dần dần. Có thể ngủ bù vào ban ngày để cơ thể không bị mệt mỏi.
Bình luận của bạn