Đau nửa đầu có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Trẻ đau đầu vì học nhiều
Kỳ lạ chữa bệnh đau đầu bằng yoga 'trồng cây chuối'
Xử lý đau đầu và sốt tại nhà
Đau đầu và nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm
7 thói quen "cấm cửa" đau đầu
Đau nửa đầu là gì?
Bệnh đau đầu Migraine hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu là căn bệnh thường gây đau nhức một bên đầu, thuộc nhóm đau đầu mạn tính do căn nguyên mạch, mang tính chất gia đình và có diễn tiến phức tạp. Khi chỉ có mẹ hoặc bố bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh ở các con khoảng 40 - 45%, còn nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì tỷ lệ đó sẽ cao hơn ở thế hệ con, đặc biệt là ở con gái (xấp xỉ 70%).
Đau nửa đầu Migraine thường có những triệu chứng như: Đau, nhức một bên đầu và kéo dài từ 4 đến 72 giờ đồng hồ với những triệu chứng buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Khoảng 1/3 người bị chứng đau nửa đầu cảm nhận được tiền triệu ('aura') - hình ảnh, mùi vị, hoặc một cảm nhận giác quan không bình thường báo hiệu cơn đau nửa đầu sắp diễn ra.
Có thể có một hoặc nhiều cảm giác của linh cảm (prodrome) vài giờ hoặc một ngày trước khi thực sự đau đầu, bao gồm:
- Cảm giác hưng phấn hay năng lượng dữ dội
- Thèm ăn đồ ngọt
Thèm ăn đồ ngọt có thể là một tiền triệu chứng của chứng đau nửa đầu
- Khát
- Buồn ngủ
- Cáu gắt hoặc trầm cảm
Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu
Đây vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, theo phần lớn các chuyên gia thì bệnh đau đầu Migraine xuất phát từ căn nguyên mạch máu não xảy ra do sự thay đổi cơ chế vận mạch làm co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não một bên và cơ chế đã gây nên sự rối loạn này hiện nay vẫn chưa biết rõ. Đầu tiên phải kể đến yếu tố nội tiết, bệnh thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, ngưng đau trong thời kỳ có thai nhưng cơn đau nửa đầu lại tăng lên khi hành kinh hoặc khi dùng thuốc tránh thai.
Ngoài ra, sự thay đổi tâm lý và cảm xúc của lứa tuổi dậy thì cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Đau đầu thường nặng lên khi trẻ phải suy nghĩ căng thẳng, lo lắng về một vấn đề nào đó, đôi khi Migraine và chứng trầm cảm lại xuất hiện luân phiên nhau trên cùng một bệnh nhân.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng
Thống kê của WHO trong những năm gần đây cho thấy, 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang phải gánh chịu các cơn đau nửa đầu. Căn bệnh này nằm trong 20 nguyên nhân gây tàn tật trên toàn thế giới và ngày càng được coi là vấn nạn lớn toàn cầu. Đối với phụ nữ, bệnh xếp vị trí thứ 9 trong số nguyên nhân gây tàn tật.
Bệnh thường tập trung trong giai đoạn 20 - 45 tuổi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống cũng như khả năng học tập và làm việc của người bệnh. Kết quả khảo sát tại Mỹ cho thấy, cứ 4 người bị đau nửa đầu thì có 1 người phải tìm đến các dịch vụ chăm sóc cấp cứu. Còn tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau một cách thường xuyên và buộc phải "gõ cửa" bác sỹ khi cơn đau đã quá sức chịu đựng.
Theo GS.TS Lê Văn Thính - Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Thần kinh học Hà Nội, những cơn đau nửa đầu thường rất khủng khiếp. Những người bị đau nửa đầu không chỉ thường xuyên bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khỏe như suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Đau nửa đầu có thể dẫn đến những hậu quả cho sức khỏe như suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn
Các khoa cấp cứu ghi nhận, những bệnh nhân bị đau khủng khiếp ở một bên đầu đến bệnh viện có các biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, nôn mửa đến mật xanh, mật vàng, sốt cao, giảm hoặc mất thị lực, ù tai, co giật… Trong đó, có khoảng 1% người bị đột quỵ não và nếu bệnh nhân đau đến "dữ dội chưa từng có" thì khả năng đột quỵ não lên đến 25%.
Nếu chậm một phút trong cấp cứu đột quỵ não sẽ làm 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, tính mạng bệnh nhân sẽ như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bình luận của bạn