Dị ứng phấn hoa thường gặp ở nhiều phụ nữ
Viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Môi sưng phù do dị ứng son bóng Dior
Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa ngoài?
Dị ứng thuốc - nguy hiểm chết người!
Dị ứng thực phẩm: Không phải chuyện nhỏ!
Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.
Trên thực tế, dị ứng là một trong bốn hình thức của chứng quá mẫn cảm và được gọi là quá mẫn loại I (xảy ra tức thì). Nó kích hoạt quá mức các tế bào bạch cầu mast và một loại kháng thể được gọi là IgE, dẫn đến một phản ứng viêm nặng thông thường bao gồm chàm, phát ban, sốt, lên cơn hen suyễn, ngộ độc...
Ở một số người, dị ứng nặng có thể gây phản ứng phản vệ (sốc phản vệ) đe dọa đến tính mạng. Do đó, không thể xem nhẹ khi bị dị ứng.
Nổi mề đay do bị dị ứng thời tiết
Nguyên nhân chủ yếu bao gồm di truyền, giới tính, chủng tộc và độ tuổi, trong đó yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân chú yếu gây nên dị ứng. Tuy nhiên, thời gian gần đây tỷ lệ mắc các rối loạn dị ứng mà không thể giải thích bằng yếu tố di truyền đang có chiều hướng gia tăng là do bốn thay đổi chính trong môi trường sống hiện nay: Tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong thời thơ ấu, ô nhiễm môi trường, các loại chất gây dị ứng, và chế độ ăn uống thay đổi.
Nhiều chất gây dị ứng là các hạt trong không khí như bụi hoặc phấn hoa. Trong những trường hợp này, các triệu chứng phát sinh tại các khu vực tiếp xúc với không khí, chẳng hạn như mũi, mắt và phổi. Ví dụ, viêm mũi dị ứng, nguyên nhân gây kích ứng mũi, hắt hơi, ngứa và đỏ mắt. Hít chất gây dị ứng cũng có thể dẫn đến các triệu chứng hen, do thu hẹp đường hô hấp (co thắt phế quản), phổi bị tiết dịch nhầy, khó thở, ho và thở khò khè.
Ngoài những chất gây dị ứng trong không khí, nguyên nhân gây phản ứng dị ứng có thể do một số loại thực phẩm, do côn trùng đốt, hay phản ứng với các thuốc như aspirin và thuốc kháng sinh như penicillin. Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm (ngộ độc thực phẩm) bao gồm đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, da phát ban, ngứa và sưng. Dị ứng thực phẩm hiếm khi gây ra hô hấp (hen) phản ứng, hay viêm mũi.
Một trường hợp bị dị ứng kháng sinh nặng
Bị côn trùng đốt, hay dị ứng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc nhất định có thể gây ra một phản ứng dị ứng rất nguy hiểm còn gọi là sốc phản vệ, nhiều cơ quan trong cở thể có thể bị ảnh hưởng, bao gồm hệ tiêu hóa, hệ thống hô hấp, và hệ tuần hoàn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, sốc phản vệ có thể gây ra các phản ứng ngoài da, co thắt phế quản, phù nề, hạ huyết áp hôn mê và tử vong.
Điều trị và phòng bệnh
Trường hợp nhẹ: Nên đến cơ sở y tế ngay để được chỉ định dùng thuốc chống dị ứng (histamine) hoặc corticosteroid qua đường uống hoặc thoa da bị mẩn đỏ.
Trường hợp nặng: Khó thở, hen suyễn cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thở oxy và dùng thuốc giãn phế quản. Khi bị sốc phản vệ, nên được sơ cứu tại chỗ như hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân ngưng tim hay ngưng thở, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm adrenaline, corticosteroid... theo phác đồ xử trí sốc phản vệ của Bộ Y tế.
Cần theo nguyên tắc chung là tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên. Nếu dị ứng lần trước với hóa chất, thuốc, phấn hoa, thức ăn thì không nên tiếp xúc hoặc dung nạp nữa vì phản ứng sẽ trầm trọng hơn. Khi đi xe máy nên đeo khẩu trang có lớp than hoạt tính để lọc khói bụi hiệu quả.
Nếu buộc phải tiếp xúc dị ứng nguyên nên mang khẩu trang và dụng cụ bảo hộ lao động (găng tay, mũ, giày, áo quần lao động, mặt nạ...) để giảm thiểu lượng độc chất vào cơ thể. Tuyệt đối không nên cố ý hít các hóa chất như keo dán gỗ và kim loại, xăng thơm... vì dễ gây ảnh hưởng chức năng hô hấp và nguy cơ ung thư.
Bình luận của bạn