Làm ca đêm thường xuyên có hại như thế nào?

Làm ca đêm dễ bị béo phì, đái tháo đường type 2

Không chỉ đồ ngọt, ngủ thiếu hay thừa cũng gây ra đái tháo đường

Người đái tháo đường cần làm gì khi bị ốm?

Có thể tăng cường khả năng thụ thai bằng thực phẩm chức năng?

Suy tim độ 1 có nên thức khuya đón Giao thừa?

Thức khuya - Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ) trả lời:

Chào bạn!

Nghiên cứu cho thấy gần 10% những công nhân làm ca đêm dễ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do lịch trình công việc. Một số người có thể cảm thấy rất buồn ngủ vào ca đêm. Một số người gặp khó khăn trong việc tập trung với công việc. Một số khác cảm thấy rất khó có giấc ngủ sâu bù lại vào ban ngày.

Thậm chí, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những công nhân làm ca đêm có nguy cơ béo phì hoặc đái tháo đường type 2. Những người không phải làm ca đêm nhưng thường ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường.

Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc làm ca đêm với những bệnh như đái tháo đường type 2. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia tại Đại học Y khoa Harvard đã tiến hành nghiên cứu bằng cách xây dựng một không gian sống dưới lòng đất và cho 21 người sống trong đó trong vòng 6 tuần. Họ bị “cách ly” khỏi thế giới bên ngoài, hoàn toàn không có đầu mối rằng đây là ngày hay đêm. Ánh đèn trong tầng hầm được các nhà khoa học điều chỉnh. Những ứng viên được cung cấp thức ăn, nước uống vào từng thời điểm khác nhau. Trong 3 tuần đầu tiên, thời gian ban đêm được thiết lập tương đương với thời gian dưới lòng đất. Sau đó, các nhà khoa học đã thiết lập cho “đêm” ngày càng ngắn lại. Cuối cùng, họ lại làm cho “đêm” dài ra, trùng khớp với thời gian của môi trường bên ngoài.

Theo đó, trong khoảng thời gian giữa nghiên cứu, khi “đêm” ngắn lại, các ứng viên ngủ ít hơn, nhịp sinh học bị tác động, nồng độ đường trong máu họ tăng cao và bắt đầu tăng cân.

Một vấn đề sức khỏe khác cũng có thể xảy ra với những người hay làm ca khi về nhà sau giờ làm việc. Nghiên cứu cho thấy họ có nhiều nguy cơ gặp tai nạn hơn, đặc biệt nếu thời gian di chuyển của họ kéo dài hơn 30 phút. Nghiên cứu khác cũng cho thấy khoảng 20% nguy cơ các tai nạn ô tô gây tử vong là do lái xe buồn ngủ.

Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ viết về cách giúp người lao động tự bảo vệ mình khỏi những vấn đề sức khỏe này.

Chúc bạn sức khỏe!

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.


Hoài Thương H+ (Theo Askdoctork.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp