Bạn có thực sự cần sữa?
Tin vui cho những "tín đồ" sữa chuẩn organic
Sữa tươi organic: Lạ mà lành. Bạn đã thử chưa?
Sữa nào tốt nhất cho người đái tháo đường?
Cách làm sữa chua dẻo cực ngon ngày hè
Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa?
Theo bác sỹ, tiến sỹ David Ludwig của Bệnh viện Nhi Boston và Walter Willett, Trưởng khoa Dinh dưỡng Đại học Harvard, mọi người nên nhìn nhận lại vai trò của sữa bò đối với dinh dưỡng của con người do chúng ta “không có nhu cầu sử dụng sữa động vật”.
Hơn thế, các nhà khoa học cũng cho rằng việc trẻ uống sữa ít béo không giúp ngăn ngừa chứng béo phì ở trẻ. Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng việc chuyển sang sữa ít béo có thể giúp con người giảm cân.
Tiến sỹ y khoa, chuyên gia dinh dưỡng Joe Keon, tác giả của cuốn "Whitewash: The Disturbing Truth About Cow’s Milk and Your Health" tán thành quan điểm này. Mọi người đã đưa ra những lời khuyên nên uống sữa trong suốt thời gian dài, song rất ít người xem xét về tác hại của việc uống sữa không tự nhiên.
1. Sữa không đóng vai trò thiết yếu cho chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn có thể nghĩ rằng sữa có calci và tốt cho sức khỏe. Song trên thực tế, sữa là một loại thức uống và cũng là một loại hàng hóa của ngành công nghiệp thực phẩm. Calci là một chất dinh dưỡng và là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh. Sữa chứa calci nhưng không phải là nguồn calci duy nhất và tốt nhất.
Những loại thực vật cũng rất giàu calci, đặc biệt là các loại rau lá xanh và sẫm màu như rong biển, rau arugula, cải rổ, rau bina, cải bẹ... Chúng cũng là nguồn calci tốt nhất cho những người bị thiếu khả năng tiêu hóa đường lactose trong sữa.
Ngoài sữa, rau lá xanh cũng là nguồn calci rất tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, cơ thể cần các chất dinh dưỡng bổ sung để chuyển calci vào xương, chẳng hạn như vitamin C, K, kali và magne và một chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm mới giúp đạt được điều đó.
2. Uống sữa vẫn loãng xương như thường!
Loãng xương hay không không liên quan đến việc uống sữa. Đây là căn bệnh về xương gắn liền với sự suy giảm calci. Trên thực tế, Mỹ là một trong những quốc gia tiêu thụ sữa hàng đầu thế giới, song đây vẫn là quốc gia có tỷ lệ gãy xương cao nhất.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy loãng xương liên quan đến di truyền và lối sống, không liên quan đến việc uống sữa. Trong một nghiên cứu, những nhà khoa học đã khảo sát gần 78.000 phụ nữ trong suốt 12 năm và thấy rằng những người 2 hoặc nhiều hơn 2 ly sữa mỗi ngày thậm chí còn bị loãng xương nhiều hơn những người hiếm khi uống sữa.
Những nguyên nhân lấy mất calci từ xương được mô tả trong chế độ ăn tiêu chuẩn của người Mỹ bao gồm lượng natri dư thừa, rượu, protein động vật và caffeine.
Hình ảnh mô tả cấu trúc xương ở người bình thường và người bị loãng xương
Cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương là tập luyện như đi bộ, tập yoga, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm lành mạnh.
Năm 2003, khi những nhà nghiên cứu của Bệnh viện Phụ nữ Brigham và trường Y Harvard đã khảo sát 72.000 phụ nữ sau mãn kinh trong gần 2 thập kỷ, họ đã không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa sữa và sức khỏe xương. Thay vào đó, họ nhận thấy rằng những người hay ăn những loại cá giàu vitamin D như cá hồi, cá mòi có thể giảm nguy cơ gãy xương hông đến 33%.
3. Không phải mọi trẻ em đều cần sữa
Một vài trẻ em cần sữa, đó chính là những trẻ có chế độ ăn uống kém. “Đối với những đứa trẻ này, sữa có thể là những thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao nhất chúng tiêu thụ hàng ngày.”
Bên cạnh đó, một số người có xu hướng thay sữa nguyên chất sang sữa ít béo, sữa có hương vị cho trẻ em. Trong khi, một khẩu phần sữa nguyên chất có khoảng 12gr đường, một khẩu phần sữa có hương vị có thể chứa tới 25gr đường.
Chất béo thương mại từ đường không có giá trị dinh dưỡng. Dữ liệu cho thấy việc cắt giảm chất béo không giúp giảm cân, đặc biệt là với sữa. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2005 được công bố trong tạp chí Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine còn chỉ ra rằng sữa ít béo và sữa gầy thậm chí còn khiến trẻ dễ bị tăng cân hơn do chất béo dễ no hơn đường. Những người có chế độ ăn uống ít béo thường cảm thấy dễ đói hơn và thường ăn nhẹ nhiều hơn.
Mối liên hệ giữa sữa và ung thư
Sữa bò có hàm lượng insulin cao giống như IGF1 – một loại hormone tương tự insulin đóng vai trò lớn cho sự phát triển thuận lợi của trẻ (do sữa cũng được tạo ra để bê phát triển).
Ở con người, đặc biệt là trẻ em, IGF-1 khuyến khích sự tăng tưởng của các tế bào, ngăn cản tế bào chết. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn có lượng IGF-1 cao có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư đại tràng. Một số nguy cơ này có thể xảy ra từ thời thơ ấu.
Phức tạp hơn, trên thực tế, ngành công nghiệp nuôi bò còn tạo nên lượng IGF-1 cấp độ cao hơn do những con bò sản xuất nhiều sữa hơn. Những con bò bị tiêm hormone tăng trưởng còn có nồng độ IGF-1 cao hơn nữa.
Một yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ ung thư là estrogen. Sữa có 60 hormone tự nhiên khác nhau, trong đó estrogen chiếm ưu thế hơn cả. Đó là vấn đề đối với những người bị nhạy cảm với estrogen và có thể gây ra những bệnh như ung thư vú, buồng trứng, tử cung.
Bò sữa hiện nay thường bị vắt sữa hầu như 305 ngày/năm và càng nhiều hơn khu chúng đang mang thai. Sữa bò trong giai đoạn cuối thời kỳ mang thai có estrogen nhiều gấp 33 lần những con bò bình thường. Estrogen trong bò mạnh hơn estrogen môi trường đến 100.000 lần – theo Tiến sỹ Ganmaa Davaasambuu, Đại học Havard.
Tóm lại, các hormone trong sữa làm gia tăng mối lo ngại đối với sức khỏe. Cho đến nay, có nhiều bằng chứng chỉ ra chúng có thể gây ung thư tuyến tiền liệt... Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học nữa để có thể đưa ra những kết luận chính xác.
Bình luận của bạn