Nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê có thể hỗ trợ khả năng ghi nhớ, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Phụ nữ mang thai có uống cà phê khử caffeine được không?
Nạp caffeine đúng cách để học tập hiệu quả
Có nên uống cà phê trước khi tập thể dục?
Những thời điểm nên và không nên uống cà phê trong ngày
Các nghiên cứu về thói quen uống cà phê và sức khỏe não bộ
Một nghiên cứu năm 2017, kéo dài 10 năm trên 676 người đàn ông cao tuổi cho thấy, những người có thói quen uống cà phê có nguy cơ suy giảm nhận thức thấp hơn so với những người không có thói quen này. Trong số đó, các nhà khoa học nhận thấy những người uống 3 cốc cà phê/ngày có nguy cơ thấp nhất so với những người uống ít hơn hoặc nhiều hơn con số này.
Uống cà phê giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ...
Một nghiên cứu khác năm 2009, kéo dài hơn 21 năm cho thấy những người trong độ tuổi trung niên có thói quen uống cà phê thường xuyên đã giảm đáng kể được nguy cơ bị sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer khi về già. Những người uống từ 3 - 5 cốc cà phê/ngày có nguy cơ mắc bệnh thấp nhất.
Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề khó chịu như đau dạ dày, đau đầu, mất ngủ, làm tăng nguy cơ “nghiện” caffeine. Do đó, nhiều chuyên gia vẫn khuyên người trưởng thành không nên bổ sung quá 400mg caffeine/ngày, tương đương với lượng caffeine trong 4 cốc cà phê.
Tại sao uống cà phê có thể bảo vệ não bộ?
Uống cà phê giúp bảo vệ não bộ, cải thiện trí nhớ nhờ vào 3 thành phần sau:
- Caffeine: Caffeine trong cà phê có thể làm tăng nồng độ serotonin và acetylcholine trong cơ thể. Đây là các chất có thể giúp kích thích não bộ, giúp giữ ổn định cho lớp hàng rào máu - não (một màng ngăn cách máu và dịch não tủy).
- Polyphenol: Các polyphenol trong cà phê có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu não.
- Trigonelline: Nồng độ cao của trigonelline trong hạt cà phê có thể kích hoạt các chất chống oxy hóa, từ đó giúp bảo vệ các mạch máu não.
Lưu ý, không phải loại cà phê nào cũng có lợi ích giống nhau
Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải thành phần nào trong cà phê cũng có lợi. Theo đó, các loại cà phê không qua phin hay giấy lọc vẫn còn chứa diterpene (các loại dầu có thể làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể). Do đó, thường xuyên uống các loại cà phê chưa lọc có thể khiến các mạch máu trong não dày lên, xơ cứng theo thời gian.
Ngoài ra, acrylamide - một chất được hình thành khi rang hạt cà phê cũng được cho là có thể gây ức chế dẫn truyền thần kinh, phá hủy các tế bào thần kinh, thúc đẩy tình trạng stress oxy hóa không tốt cho não bộ. Lượng acrylamide trong các loại cà phê có thể khác nhau, nhưng các nhà khoa học cho rằng hạt cà phê tươi, rang đậm sẽ có hàm lượng acrylamide thấp nhất.
Bình luận của bạn