Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ
Bị đái tháo đường thai kỳ tập thể dục có an toàn?
Đái tháo đường thai kỳ: Nguy cơ cho mẹ và bé sau sinh
Cách sử dụng insulin để kiểm soát đái tháo đường thai kỳ
Rối loạn chức năng tuyến giáp làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, có tới ¼ bệnh nhân trẻ tuổi chỉ được chẩn đoán mắc căn bệnh này khi biến chứng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Cụ thể là khi họ bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường (diabetic ketoacidosis - DKA) - một tình trạng nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị hôn mê, thậm chí dẫn tới tử vong.
Theo BS. Kaberi Dasgupta tới từ Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Kết quả (CORE) tại Viện Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học McGill (Canada), các dẫn chứng trước đây cho hay cha mẹ bị đái tháo đường type 1và type 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh này cho con họ. Nhưng, rất có thể, người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cũng khiến con họ dễ mắc phải đái tháo đường sau này.
Đái tháo đường thai kỳ khiến các tế bào trong cơ thể không sử dụng đường hiệu quả, gây tăng đường huyết. Bệnh thường xảy ra trong tuần 24 - 28 của thai kỳ, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh con quá lớn… gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 73.180 bà mẹ, trong đó có thông tin về các ca sinh đơn được chọn ngẫu nhiên từ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ với các bà mẹ không mắc bệnh. Tỷ lệ mắc đái tháo đường mới trên 10.000 người là 4,5 ở trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ và 2,4 ở những bà mẹ không bị bệnh. Một đứa trẻ hoặc một thiếu niên có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có khả năng mắc bệnh đái tháo đường gần gấp đôi trước 22 tuổi.
BS. Kaberi Dasgupta cho hay nếu bản thân người mẹ đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ, hãy chú ý hơn để phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường ở con mình, bao gồm đi tiểu thường xuyên, kêu khát nước, giảm cân hoặc mệt mỏi bất thường.
Để ngăn ngừa và kiểm soát tốt đái tháo đường thai kỳ, độc giả hãy tìm hiểu thêm những bài viết dưới đây:
Những nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để tránh
Bình luận của bạn