Mọi điều bạn cần biết về bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim chủ yếu ảnh hưởng đến tâm thất trái, buồng bơm máu chính của trái tim

Phân biệt 2 dạng suy tim dựa theo phân suất tống máu

10 dấu hiệu cảnh báo trái tim đang dần suy yếu

Hở van tim nặng lên 3/4 bổ sung thêm gì để không hở nặng thêm?

Hở van tim 2 lá 1/4, van động mạch chủ 1/4 phải làm sao?

Bệnh cơ tim là một trong những nguyên nhân khiến trái tim bơm máu không hiệu quả, gây ra các rối loạn chức năng tim khác. Dù bệnh cơ tim không phổ biến, nhưng chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, buộc người bệnh phải ghép tim nếu không muốn dẫn tới tử vong. Đặc biệt, căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến những người cao tuổi mà còn có thể ảnh hưởng đến cả trẻ nhỏ và những người trẻ tuổi.

4 dạng bệnh cơ tim chính

Bệnh cơ tim giãn:

Đây là dạng bệnh cơ tim phổ biến nhất. Theo đó, khoang tim có thể bị mở rộng, giãn ra, dẫn tới việc tim bơm máu yếu và chậm hơn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, gây hình thành cục máu đông. Hầu hết những người bị cơ tim giãn đều sẽ dần tiến triển thành bệnh suy tim sung huyết.

Bệnh cơ tim phì đại:

Dạng bệnh cơ tim này thường ảnh hưởng tới các cơ tim trong tâm thất trái. Với những người mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, vách ngăn giữa hai tâm thất có thể trở nên to ra, cản trở lưu lượng máu ra khỏi tâm thất trái. Thành tim dày hơn cũng có thể gây biến dạng van 2 lá, từ đó dẫn tới tình trạng hở van tim.

Bệnh cơ tim phì đại có thể gây biến dạng van 2 lá, gây hở van tim

Bệnh cơ tim hạn chế:

Đây là dạng bệnh cơ tim ít phổ biến hơn, trong đó cơ tim tại tâm thất bị xơ cứng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới chức năng tâm trương, tức là ảnh hưởng tới việc trái tim nghỉ ngơi giữa các cơn co bóp. Khi tim không thể thư giãn tốt, tâm thất sẽ khó được bơm đầy máu giữa các nhịp tim.

Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp:

Đây được cho là một căn bệnh di truyền hiếm khi xảy ra. Lúc này, cơ tim có thể mất tổ chức, bị tổn thương và được thay thế bằng các mô mỡ. Điều này có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, tim co bóp thất thường. Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp có thể xảy ra do cơ thể không có khả năng loại bỏ các tế bào bị hư hại.

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nhiễm virus (do viêm cơ tim), đau tim, nghiện rượu bia, tăng huyết áp, bệnh thần kinh cơ do di truyền, rối loạn chuyển hóa do di truyền… Đặc biệt, bệnh cơ tim gây ra bởi các cơn đau tim có thể dẫn tới hình thành sẹo, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ, suy tim.

Bệnh cơ tim về lâu dài có thể gây thiếu máu cơ tim cục bộ, suy tim

Triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim

Các triệu chứng chính cảnh báo bệnh cơ tim bao gồm: Khó thở, mất ý thức ngắn hạn (đặc biệt sau khi vận động), chóng mặt, yếu ớt, mệt mỏi mạn tính, đánh trống ngực, đau tức ngực, tăng huyết áp. Ngoài ra, một số người cũng có thể nhận thấy các triệu chứng như sưng bụng, sưng chân, đi tiểu nhiều về đêm, thiếu tỉnh táo, khó tập trung, ăn không ngon.

Điều trị bệnh cơ tim

Dùng thuốc:

Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh cơ tim đều nhắm mục tiêu khắc phục ảnh hưởng của bệnh tới trái tim. Nhìn chung, các phương pháp điều trị ban đầu có thể là dùng thuốc để giảm nguy cơ suy tim, giảm nhu cầu oxy, giảm khối lượng công việc của trái tim và ổn định nhịp tim.

Do đó, người bệnh cơ tim có thể phải dùng các loại thuốc giúp tim co bóp, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc chẹn beta. Đối với những người có nguy cơ cao hình thành cục máu đông, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn dùng thêm thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Cấy ghép thiết bị:

Khi dùng thuốc không còn hiệu quả, hoặc khi người bệnh cơ tim hay bị rối loạn nhịp tim, các bác sĩ có thể khuyên bạn cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim. Máy tạo nhịp tim được sử dụng để theo dõi và ổn định nhịp tim chậm, trong khi máy khử rung tim có thể giúp phát hiện và điều trị tình trạng nhịp tim nhanh.

Phẫu thuật:

Nếu bạn có các triệu chứng suy tim do lưu lượng máu bị hạn chế từ tâm thất, phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn có thể được khuyến nghị. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ phần cơ dày lên, làm tắc nghẽn dòng máu. Trong một số trường hợp, người bệnh cơ tim cũng có thể cần phẫu thuật để thay van 2 lá bằng van nhân tạo.

Bệnh cơ tim thường tiến triển dần theo thời gian, cho tới khi trái tim bị suy yếu, không còn đáp ứng với thuốc hoặc các biện pháp phẫu thuật khác. Lúc này, phương pháp điều trị cuối cùng là ghép tim để điều trị các triệu chứng suy tim nặng. Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể mang tới các rủi ro như nhiễm trùng, cơ thể đào thải cơ quan đã được cấy ghép… Trong khi chờ ghép tim, người bệnh có thể được thực hiện các phẫu thuật duy trì sự sống, bao gồm cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất trái, phẫu thuật tạo hình cơ tim…

Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh cơ tim cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng… để kiểm soát bệnh hiệu quả. Sử dụng một số giải pháp hỗ trợ từ thảo dược đã được chứng minh trên lâm sàng cũng có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa suy tim cho người bệnh cơ tim.

Việc kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược trong phác đồ điều trị chính sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù cho người bệnh, cải thiện chức năng tim và giảm tần suất nhập viện vì bệnh tim tiến triển. Nhờ đó, giải pháp hỗ trợ từ thảo dược có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh tim mạch.

Vi Bùi H+ (Theo Encyclopedia)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim. Sản phẩm dùng cho người bệnh cơ tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, mắc bệnh hẹp hở van tim, suy tim, hỗ trợ giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa mạch vành. Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế - Tạp chí Khoa học và Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch