Ở Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau
6 người Lai Châu tử vong sau ăn cỗ đám ma nghi do ngộ độc
10 vụ ngộ độc nấm xảy ra trong tháng 5
Kinh nghiệm dân gian xử trí ngộ độc nấm
Bệnh nhân ngộ độc nấm có thể phải ghép gan
Theo đó, để xử trí ngay khi có người gặp phải các có triệu chứng ngộ độc nấm thì cần phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời: Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm. Bên cạnh đó, cần đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế. Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.
Để dự phòng ngộ độc nấm, chúng ta cần xác định thời gian từ lúc ăn nấm đến lúc có triệu chứng ngộ độc nấm. Cụ thể, nếu dưới 6 tiếng thì chỉ cần điều trị ở xã, huyện. Tuy nhiên nếu hơn 6 tiếng thì cần nhanh chóng gửi bệnh nhân lên bệnh viện tỉnh nơi có điều kiện lọc máu.
Người dân chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm có màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả, đặc biệt là nấm có đủ vòng cuống, bao gốc. Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ.
Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc. Lưu ý, nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi hoặc dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.
Bạn đọc có thể tham khảo cách nhận biết các loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam TẠI ĐÂY!
Các dấu hiệu nhận diện nấm độc:
- Nấm có đủ: Mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.
- Bên trong thân cây nấm mầu hồng nhạt, mũ nấm mầu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc.
- Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu.
Bình luận của bạn