Người mắc bệnh xơ vữa động mạch nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng
Các biện pháp để xác định bệnh xơ vữa động mạch vành hiện nay
Những điều cần biết về xơ vữa động mạch vành
Nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ sau tuổi 45 do mỡ máu tăng cao
Xơ vữa động mạch kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ tàn phế?
Xơ vữa động mạch vành là gì?
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành mạch bị xơ cứng kèm thu hẹp lòng mạch do các mảng xơ vữa làm dòng máu lưu thông hạn chế, gây thiếu máu nuôi đến cơ quan. Nếu tình trạng này xảy ra tại mạch máu nuôi tim thì được gọi là xơ vữa động mạch vành. Xơ vữa động mạch vành có thể dẫn đến gây nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, lâu dài sẽ gây suy tim, suy giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành
Có nhiều nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch vành như chế độ ăn thiếu lành mạnh, ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật và chất béo chuyển hóa làm tăng hình thành mảng lipid lắng đọng trên thành mạch; Béo phì, chu vi vòng eo lớn; Lười vận động, tập thể dục; Hút thuốc lá; Tuổi già; Tăng huyết áp.
Người xơ vữa động mạch vành cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn cho người bệnh mạch vành cần bao gồm đầy đủ cả 3 nhóm chất dinh dưỡng tinh bột, chất đạm và chất béo lành mạnh. Việc ăn uống nên dựa trên các nguyên tắc sau:
Ăn ít chất béo xấu: Chất béo xấu bao gồm cholesterol, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa sẽ là tác nhân khiến cho mỡ máu tăng, hình thành các mảng xơ vữa và tăng kích thước những mảng xơ vữa hiện có.
Hạn chế nạp natri: Việc nạp nhiều natri có trong muối có thể làm tăng huyết áp, từ đó tăng gánh nặng cho tim.
Bổ sung nhiều chất xơ, chất xơ hòa tan: Những chất này giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol, tăng đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thể.
Bổ sung chất chống oxy hóa và chống viêm: Điều này giúp bảo vệ được mạch vành không có nguy cơ hình thành xơ vữa.
Nên ăn, uống gì?
Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol máu, tăng lưu thông máu và cung cấp các chất béo có lợi. Gồm:
Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả
Rau, trái cây: Tất cả các loại rau, tốt nhất là củ cải đường, cà rốt, rau cải, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau lá xanh, hành tây, đậu hà lan, rau xà lách, nấm, rau biển, các cây họ bí… Các loại trái cây có màu sắc tươi sáng đặc biệt là cam quýt, bưởi… (hạn chế loại hoa quả nhiều đường với người có bệnh nền tiểu đường).
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạnh: Bột yến mạch, gạo lứt, hạnh nhân, hạt điều, hạt quả hồ đào, hạt mè, hạt hướng dương; Các loại đậu: Đậu phộng, đậu khô và đậu Hà Lan. Dầu giấm, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, và dầu hạt nho; Các loại bơ: Bơ dừa, bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng và bơ tươi; Các loại ngũ cốc: Ngô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ
Đồ uống nên sử dụng trà xanh, trà ô long, trà đen, sữa tươi đã tách béo, sữa chua không đường. Có thẻ uống rượu vang đỏ nhưng ở mức vừa phải theo khuyến nghị từ bác sĩ.
Sử dụng kèm sản phẩm hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe giúp giảm mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Sản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13 và đã được cấp chứng chỉ công nhận là Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn bởi Liên Hiệp Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam.
Công dụng: Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay.
Đối tượng sử dụng: Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch. Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.
Cách dùng:
– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.
– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.
– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.
XNCB: 17579/2017/ATTP - XNCB
XNQC: 1475/2020/XNQC - ATTP
*Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Thông Vương New không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn