- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim chậm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Hít khói bụi nhiều dễ rối loạn nhịp tim
Thuốc giảm đau có thể gây rối loạn nhịp tim
Người bị rối loạn nhịp tim có xu hướng tăng cao
Phẫu thuật miễn phí cho mẹ cán bộ kiểm ngư bị rối loạn nhịp tim nặng
Cô H. là giáo viên dạy cấp 2. Mấy tháng nay, cô thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt nhưng nghĩ là do thường xuyên thức khuya soạn giáo án, chấm bài, chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi nên không đi khám. Tuy nhiên, mặc dù đã nghỉ ngơi, bồi bổ đầy đủ nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn không hết. Mấy hôm trước, khi đang giảng bài trên lớp, cô đột nhiên bị ngất và phải vào viện cấp cứu. Lúc đó cô H. mới biết mình bị rối loạn nhịp tim chậm, may mà cấp cứu kịp thời...
Diến tiến âm thầm, bệnh trạng nguy hiểm
Nhịp tim của người trưởng thành khỏe mạnh là khoảng 60 – 80 nhịp/phút, nhịp tim có thể tăng lên khi vận động hoặc hồi hộp, lo sợ sau đó ổn định lại khi chúng ta nghỉ ngơi, đó là diễn biến bình thường. Khi tim đột nhiên đập rất nhanh (trên 100 nhịp/phút) hoặc rất chậm (dưới 60 nhịp/phút) hoặc không theo một quy luật nào cả, có thể bạn đang bị rối loạn nhịp tim.
Không giống như rối loạn nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim chậm thường có các biểu hiện kín đáo hơn, chẳng hạn như: Mệt mỏi triền miên, hoa mắt, choáng váng, đau đầu nhẹ nhưng dai dẳng... Điều nguy hiểm là các biểu hiện này thường dễ bị bỏ qua bởi chúng “có vẻ” đơn giản, tầm thường và không đáng quan tâm. Đó cũng là lý do khiến nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh khi đã gần chạm tới ranh giới sống – còn, giống như trường hợp của cô H.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Việt – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tình trạng nhịp tim chậm khiến máu không đủ nuôi cho não cũng như các bộ phận khác của cơ thể, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt, chóng mặt, loạng choạng. Trong trường hợp tim đập quá chậm, não không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, người bệnh có thể bị ngất.
PGS.TS Nguyễn Lân Việt cho hay, bệnh rối loạn nhịp tim chậm cần được phát hiện sớm, nếu không sẽ rất nguy hiểm bởi người bệnh có thể bị ngất đột ngột và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cần đi khám bác sỹ để chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn nhịp tim chậm
Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim chậm
Các dạng rối loạn nhịp chậm thường gặp là nhịp chậm xoang đơn thuần, block xoang nhĩ, block nhĩ thất, hội chứng suy nút xoang, ngưng xoang… Có thể tự kiểm tra nhịp tim tại nhà bằng cách tự bắt mạch: Để tay trên các vị trí động mạch nông nằm ngay dưới da trong khoảng 1 phút, nếu dưới 60 nhịp/phút là nhịp tim chậm.
Tuy nhiên, có một số trường hợp rối loạn nhịp tim chỉ là chậm sinh lý chứ không phải là bệnh lý. Vì vậy, để xác định chính xác rối loạn nhịp tim, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để kiểm tra cận lâm sàng bằng ghi điện tâm đồ, siêu âm tim, theo dõi điện tâm đồ 24 giờ, Tilt test... Dựa trên các kết quả này, bác sỹ sẽ kết luận về tình trạng bệnh của bạn.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dựa vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và các nguyên nhân gây bệnh. Với sự phát triển của y học, một số trường hợp rối loạn nhịp tim chậm đã được chữa khỏi hoàn toàn. Thông thường, người bệnh sẽ được đặt máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim có vai trò phát ra xung điện theo nhịp đều đặn (thay thế hoặc hỗ trợ bộ phận tạo nhịp của tim), phù hợp với nhịp hoạt động của ổ phát nhịp tự nhiên của tim… Nhờ đó, mọi tế bào trong cơ thể đều được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng.
Tất nhiên, không ai muốn mang trong mình một “dị vật” là chiếc máy tạo nhịp tim. Vì vậy, phòng ngừa bệnh vẫn là việc làm quan trọng nhất cần thực hiện ngay từ lúc này. Để giảm nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cũng như các bệnh tim mạch, bạn cần tuân thủ lối sống lành mạnh, tập thể dục điều độ và tránh các tác nhân có hại cho tim như thuốc lá, caffeine, chất béo, rượu bia, căng thẳng...
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim:
- Nguyên nhân tại tim: Tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, hở/hẹp van tim, cơ tim giãn, tim bẩm sinh, rối loạn nhịp do di truyền.
- Nguyên nhân ngoài tim: Bệnh cường chức năng tuyến giáp (làm nhịp tim luôn nhanh), rối loạn điện giải, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm lý căng thẳng, nhiễm trùng, sốt…
Bình luận của bạn