- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Người cao tuổi bị Alzheimer có nguy cơ cao bị động kinh
Mẹ thừa cân - con dễ bị động kinh
Dễ mắc động kinh nếu bị đa xơ cứng
Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh
Đột tử khi động kinh: Làm thế nào để ngăn chặn?
Tại sao người bệnh Alzheimer bị động kinh?
Bệnh Alzheimer (AD) thường tiến triển chậm. Trong thời gian bệnh phát triển, một protein gọi là beta amyloid dần tích tụ trong não và tạo thành một mảng bám trong não. Với sự có mặt của protein beta amyloid, chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine - loại chất rất cần thiết cho trí nhớ bị giảm sút đáng kể. Nó cũng ngăn chặn việc vận chuyển các chất cần thiết cho quá trình truyền tín hiệu thần kinh qua mang tế bào như ion kali, natri, calci.
Ngoài ra những mảng bám do protein beta amyloid tạo ra có thể gây tổn thương thần kinh trong não, điều này có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng nhận thức và động kinh. Đây có thể là lý do tại sao cơn co giật phổ biến hơn với bệnh Alzheimer hơn các dạng bệnh mất trí nhớ khác. Tuy nhiên, người người bị Alzheimer cũng có thể bị động kinh do mắc các bệnh lý khác.
Người bệnh Alzheimer dễ bị động kinh cục bộ phức tạp
Những bệnh nhân bị Alzheimer nào có nguy cơ động kinh lớn nhất?
Động kinh ở người bị Alzheimer thường phổ biến ở những đối tượng sau:
- Đã khởi phát bệnh Alzheimer.
- Những người bị Alzheimer từ khi còn trẻ có nguy cơ bị động kinh cao hơn so với bệnh nhân Alzheimer khi về già.
- Có DNA có chứa một gene khiếm khuyết gọi là presenilin 1 (PSEN1).
- Người Mỹ gốc Phi bị Alzheimer có nguy cơ bị động kinh cao hơn các đối tượng khác.
Sau khi khởi phát bệnh Alzheimer người bệnh thường xuất hiện các cơn co giật
Người mắc bệnh Alzheimer thường gặp cơn động kinh loại nào?
Theo thống kê của các nhà khoa học, người già bị Alzheimer có nguy cơ bị động kinh cao gấp 4 - 6 lần người bình thườnng. Động kinh thường xảy ra sau khi bệnh Alzheimer tiến triển một thời gian.
Các loại co giật do động kinh phổ biến hay gặp ở người bị Alzheimer là cơn co giật cục bộ phức tạp và co giật toàn thân do tăng trương lực cơ.
Làm sao để kiểm soát động kinh ở người bệnh Alzheimer?
Không phải ai bị bệnh Alzheimer cũng bị động kinh, tuy nhiên, không thể loại trừ nguy cơ bị động kinh cao hơn khi mắc Alzheimer. Nếu bệnh nhân Alzheimer có cơn động kinh, các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, chụp CT hoặc MRI và làm điện não đồ để xác định loại động kinh, tìm nguyên nhân gây bệnh động kinh. Từ kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ lựa chọn một loại thuốc chống động kinh phù hợp để kiểm soát cơn co giật.
Người bệnh Alzheimer nên làm điện não đồ để phát hiện sóng bất thường do động kinh
Lưu ý khi điều trị động kinh cho người bị Alzheimer
Người bệnh Alzheimer bị động kinh khi điều trị động kinh cần lưu ý một số điều sau:
- Bệnh động kinh ở người bệnh Alzheimer thường khó chẩn đoán hơn do triệu chứng động kinh thường bị nhầm lẫn với triệu chứng Alzheimer.
- Bệnh nhân Alzheimer bị động kinh đa phần là người cao tuổi, do vậy, chức năng gan thận của họ vốn đã yếu, nay lại càng dễ bị tổn thương hơn do tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.
- Nhiều loại thuốc chống động kinh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Ngược lại các cơn co giật do động kinh cũng khiến bệnh Alzheimer nặng hơn.
Bởi vì những khó khăn khi điều trị động kinh mà người bệnh Alzheimer khi xuất hiện các cơn co giật cần nhanh chóng đến gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị động kinh phù hợp cho người bệnh Alzheimer. Bác sỹ sẽ cố gắng sử dụng thuốc chống động kinh liều thấp nhất nhưng có tác dụng kiểm soát cơn co giật co người bệnh. Một số loại thuốc chống động kinh thường được dùng là: Tegretol (Carbamazepine), Depakote (Valproic acid), Neurontin (Gabapentin) và Lamictal (Lamotrigine).
Ngoài bệnh Alzheimer thì người mắc các dạng bệnh sa sút trí tuệ khác cũng có nguy cơ bị động kinh tuy nhiên tỷ lệ này không cao.
Thanh Tú H+
Gợi ý thực phẩm chức năng Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc
Bình luận của bạn