Run tay chân: Không phải lúc nào cũng do bệnh Parkinson

Run tay chân có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh khác nhau

Bệnh Parkinson: Lấy lại được cuộc sống bình thường nhờ liệu pháp thay thế dopamine

Những mẹo vặt giúp cuộc sống của người bệnh Parkinson dễ dàng hơn

Nhận chẩn đoán bệnh Parkinson ở tuổi 30: Khoảnh khắc thay đổi cuộc đời

Tổng hợp cách luyện tay giảm run hiệu quả

Theo Providence Health Services, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, vẫn còn có rất nhiều người nhầm lẫn các nguyên nhân gây run tay chân. Theo đó, có một bệnh nhân đã gửi câu hỏi: “Tôi bị run tay trái, được chẩn đoán là run vô căn. Liệu tình trạng này có liên quan tới bệnh Parkinson không” tới tổ chức này.

Bác sỹ Kiren Kresa-Reahl từ Providence đã trả lời: “Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến là mọi tình trạng run (run tay, run chân…) đều là do bệnh Parkinson. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cả run vô căn và bệnh Parkinson đều có thể gây run tay chân, nhưng chúng là những rối loạn hoàn toàn khác nhau. Do đó, bị run vô căn không có nghĩa bạn đã hoặc sẽ mắc bệnh Parkinson”.

Nhìn chung, tình trạng run được phân thành 2 loại chính: Run khi nghỉ ngơi và run khi vận động. Run khi nghỉ ngơi thường gặp nhất ở người mắc bệnh Parkinson. Theo đó, cơn run dạng này thường xảy ra khi các cơ thư giãn. Trái lại, run khi vận động thường xảy ra khi các cơ chuyển động một cách tự nguyện.

Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia (Mỹ) đã mô tả nhiều dạng run khi vận động. Theo đó, run tư thế xảy ra khi bạn duy trì một tư thế chống lại trọng lực, ví dụ như giơ thẳng cánh tay ra phía trước. Cơn run cũng có thể liên quan tới bất kỳ vận động tự nguyện nào, ví dụ như đưa cổ tay lên xuống, nhắm/mở mắt.

Có nhiều dạng run tay chân, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Run khi làm động tác có chủ đích là cơn run xuất hiện khi thực hiện động tác có chủ đích như ấn nút, hay chạm đầu ngón tay lên đầu mũi (ngón tay chỉ mũi). Run khi thực hiện một hoạt động cụ thể chỉ xuất hiện khi bạn thực hiện các hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng, hướng tới các mục tiêu cụ thể như khi vẽ, viết, nói…

Nhìn chung, nhiều chuyên gia cho rằng có thể có tới hơn 20 kiểu run, nhưng phổ biến nhất vẫn là run vô căn. Run vô căn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tình trạng này thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Đây không phải một căn bệnh nguy hiểm, nhưng có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

Theo Mayo Clinic (Mỹ), khoảng 50% các trường hợp run vô căn là do đột biến gene. Do đó, dạng run tay chân này còn được gọi là chứng run có tính chất gia đình. Với những trường hợp không có đột biến gene, các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân gây run vô căn.

Các triệu chứng thường bắt đầu từ từ và rõ rệt hơn ở một bên cơ thể. Tuy nhiên, cơn run do run vô căn thường bắt đầu ở tay. Tình trạng run có thể trở nên trầm trọng hơn khi vận động, khi người bệnh thấy căng thẳng, xúc động, mệt mỏi, hay khi dùng quá nhiều caffeine…

Các dạng run khác bao gồm run do rối loạn trương lực cơ, run sinh lý, run tư thế, run do bệnh Parkinson…

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây run tay chân, các bác sỹ có thể cho bạn xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để xác định bạn có bị bệnh tuyến giáp hay rối loạn trao đổi chất hay không, liệu run tay chân có phải do tác dụng phụ của thuốc hay các hóa chất khác hay không.

Người bệnh cũng có thể được khám, kiểm tra hệ thần kinh, bao gồm các bài kiểm tra phản xạ gân, sức mạnh cơ bắp, trương lực cơ, khả năng cảm nhận một số cảm giác, tư thế đứng, khả năng phối hợp, dáng đi…

Theo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia, dù trong nhiều trường hợp, các cơn run tay chân chỉ là run nhẹ, nhưng vẫn có những trường hợp run tay chân nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động, khó thực hiện các hoạt động thường ngày, ví dụ như làm việc, tắm rửa, mặc quần áo và ăn uống.

Run tay chân cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti, từ đó hạn chế hoạt động thể chất, đi lại, giao tiếp xã hội… để tránh các tình huống xấu hổ.

Bác sỹ Kiren Kresa-Reahl cho biết, nhiều loại thuốc làm giảm run tay chân hiện nay có các tác dụng phụ khó chịu. Do đó, trong trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc lời khuyên thực hiện phẫu thuật để giảm run tay chân.

Bên cạnh đó, người bị run tay chân cũng nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bao gồm giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc, hạn chế caffeine và duy trì sự lạc quan trong cuộc sống.

Vi Bùi H+ (Theo Bonnercountydailybee)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. 

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh