Chảy nước dãi khi ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe
Ngủ chảy nước dãi là bệnh
6 nguyên nhân khiến bạn luôn bị chảy nước mũi
Những thực phẩm làm giảm chảy nước mũi nhanh chóng
4 cách ngăn ngừa chảy nước mũi khi bị cảm lạnh
Tư thế ngủ
Tư thế ngủ của bạn có thể dẫn tới tình trạng chảy nước dãi khi ngủ. Ngủ sai tư thế có thể dẫn đến sự tích tụ của nước dãi trong miệng và chảy ra ngoài. Ví dụ, nếu bạn nằm sấp hoặc nghiêng 2 bên khi ngủ và thở bằng miệng thì bạn có thể sẽ bị chảy nước dãi. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng này thì bạn nên thay đổi tư thế ngủ.
Tắc xoang
Nếu thường bị tắc nghẽn xoang, nghẹt mũi hoặc bị cảm lạnh... thì bạn cũng có nhiều khả năng bị chảy nước dãi khi ngủ. Ngạt mũi khiến bạn phải thở bằng miệng khi ngủ và điều này có thể dẫn tới tình trạng chảy nước dãi.
Rối loạn nuốt
Rối loạn nuốt hay còn gọi là dysphagia có thể là một nguyên nhân khác làm chảy nước dãi khi ngủ. Một số căn bệnh như bệnh đa xơ cứng, Parkinson và nhiều loại bệnh ung thư khác có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt nước bọt, từ đó làm tích tụ nước bọt trong khoang miệng.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể khiến bạn bị chảy nước dãi
Tình trạng này được coi là một dạng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng chảy nước dãi khi ngủ vì nó làm tích tụ nước bọt trong khoang miệng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một tình trạng mà lớp thực quản bị tổn thương và từ đó khiến các acid trong đường tiêu hóa có xu hướng trào ngược trở lại thực quản của bạn. Tình trạng này gây khó khăn khi nuốt và khiến bạn cảm thấy như có một cục u trong cổ họng.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh Alzheimer, thuốc kháng sinh và thuốc chống loạn thần... có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có cả tình trạng chảy nước dãi khi ngủ.
Bình luận của bạn