- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Bí quyết giảm cân
Đái tháo đường có thể tầm soát bằng phẫu thuật giảm cân kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ dễ mắc đái tháo đường type 2 sau khi sinh
Những dấu hiệu trên mặt cảnh báo đái tháo đường
Bị đái tháo đường: Thừa cân thì sống lâu hơn
Người đái tháo đường nên chăm sóc răng cẩn thận
TS. Allison Goldfine - Tác giả nghiên cứu, thuộc Trung tâm Đái tháo đường Joslin (Boston) cho biết, bên cạnh việc tập thể dục và giữ một chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát và giảm thiểu các biến chứng do huyết áp, ngày càng có nhiều người béo phì mắc bệnh đái tháo đường đã phẫu thuật giảm cân như là một cách để làm giảm trọng lượng và có được lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát trong những năm gần đây.
Goldfine và các đồng nghiệp đã nghiên cứu một loại phẫu thuật giảm cân thông qua nội soi được gọi là “dải dạ dày”, một thủ thuật xâm lấn tối thiểu bằng cách đặt vành đai “inflatable” có khả năng điều chỉnh xung quanh phần trên của dạ dày. Vành đai này có thể được làm bằng silicone và được thắt chặt bằng cách thêm dung dịch muối. Tác dụng của nó là làm giảm lượng thức ăn trong dạ dày có thể giữ, từ đó giúp người được phẫu thuật có thể dễ dàng giảm cân nhờ ít có cảm giác đói và thèm ăn.
Tiếp theo, các nhóm nghiên cứu đã so sánh can thiệp kỹ thuật này với hiệu quả của việc tập thể dục và giữ một chế độ ăn uống lành mạnh được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia nội tiết học, chuyên gia bệnh đái tháo đường, chuyên gia thể dục và sinh lý, chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe hành vi. Những người tham gia có 2 giờ thảo luận nhóm hàng tuần trong 3 tháng cũng như các kế hoạch bữa ăn hạn chế calo và giám sát các buổi tập thể dục.
Kiểm soát chế độ ăn uống là một cách để kiểm soát lượng đường trong máu
Khi bắt đầu nghiên cứu, người tham gia đều mắc bệnh béo phì và khoảng 51 tuổi. Nhiều người trong số họ đã dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol thấp hoặc điều trị tăng huyết áp.
Mục tiêu chính của nghiên cứu là để xem những điều trị thay thế có hiệu quả trong việc giúp làm giảm hemoglobin A1c, một protein trong các tế bào máu đỏ được phủ một lớp đường với mục đích làm thước đo mức đường huyết trung bình trong vài tháng qua.
Sau một năm, 6 trong số 18 bệnh nhân phẫu thuật (33%) và 5 trong số 22 bệnh nhân không phẫu thuật (23%) đạt được mục tiêu mức A1c dưới 6,5% - được coi là bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt.
Các nhà khoa học cũng thừa nhận, cần nghiên cứu thêm để so sánh các tác động lâu dài của các lựa chọn điều trị do nghiên cứu này là quá nhỏ và chỉ được theo dõi trong một năm.
Sheri Colberg – người không tham gia vào nghiên cứu, Giáo sư Thể dục Khoa học tại Đại học Old Dominion Norfolk (Virginia) cho biết, "Kết quả khả quan trong một năm không bảo đảm sự thành công lâu dài của kỹ thuật phẫu thuật dạ dày, giữ một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục.
Trong khi đó, John Dixon - người đứng đầu nghiên cứu lâm sàng về bệnh béo phì tại Đại học Baker IDI Heart and Diabetes Melbourne (Australia) cho biết, so với chế độ ăn uống và tập thể dục, những người nhận phẫu thuật này có thể giảm tới 20% trọng lượng cơ thể nếu làm đúng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ sau 2 năm.
Trong khi báo cáo mới cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng quản lý lối sống có thể đạt được những cải thiện của bệnh đái tháo đường sau một năm, phương pháp này có thể không có tác động lâu dài để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch hoặc tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, họ khẳng định kết hợp phẫu thuật giảm cân cộng với tập thể dục và giữ chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu ngắn hạn ở đối tượng này.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology và Tạp chí Metabolism.
Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đúng cách hoặc thực hiện đủ chức năng của hormone insulin để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Nếu không điều trị, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh, cụt chi, mù lòa, bệnh tim và đột quỵ.
Bình luận của bạn