- Chuyên đề:
- Tai biến mạch máu não
Quá trình phục hồi trí nhớ sau đột quỵ sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên trì
Phục hồi di chứng nguy hiểm của đột quỵ bằng cách nào?
Nguy cơ đột quỵ “trực chờ” vì ngủ quá nhiều
Cục Quản lý Khám chữa, bệnh thiết lập kênh thông tin điện tử về đột quỵ
Bật mí 5 loại thực phẩm giúp làm tan cục máu đông
Đột quỵ gây mất trí nhớ thế nào?
Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc, từ đó dẫn đến nhiều di chứng, trong đó có mất trí nhớ. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ sau đột quỵ là từ 9,6-14,4% và tỷ lệ này tăng lên 29,6-53,1% ở những người bị tái phát cơn tai biến. Một số dấu hiệu sớm của chứng mất trí nhớ đột quỵ là:
- Gặp khó khăn khi lập kế hoạch
- Khó làm theo chỉ dẫn, chẳng hạn như khi nấu ăn hoặc lái xe
- Chậm chạp, hay quên
- Khó tập trung, lãng đãng hoặc thờ ơ
- Khó xác định không gian và phương hướng
- Quên ngôn ngữ, khó nói, giảm khả năng giao tiếp
- Hay buồn phiền, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường
Phục hồi trí nhớ sau đột quỵ bằng cách nào?
Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị tình trạng mất trí nhớ sau đột quỵ. Chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp một số phương pháp dưới đây tại nhà để dần phục hồi trí nhớ và cải thiện nhận thức:
Kích thích não bộ
Chơi cờ vua cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức
Tương tự như cơ bắp, não cũng cần tập luyện thường xuyên. Chuyên gia cho biết những trò chơi đòi hỏi bạn phải sử dụng trí não, dù đơn giản như cờ caro hay phức tạp như cờ vua, đều có thể giúp bạn lấy lại trí nhớ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Frontiers in Neurology thực hiện trên gần 3.700 người sống sót sau đột quỵ bị mất trí nhớ cho thấy, những người thường xuyên luyện tập các bài tập trí não ở các cấp độ khác nhau tại nhà, cải thiện trí nhớ nhanh hơn những người chỉ dựa vào việc điều trị trực tiếp tại trung tâm phục hồi chức năng.
Đưa ra những lời nhắc nhở cho chính mình
Stephen Page - Một nhà trị liệu nghề nghiệp tại Đại học bang Ohio (Mỹ) gợi ý rằng người bị mất trí nhớ sau đột quỵ có thể để ghi chú những điều cần làm ở những khu vực dễ nhìn thấy. Chẳng hạn như dán giấy ở cánh cửa phòng tắm để nhắc việc đánh răng, sử dụng báo thức trên điện thoại để nhắc nhở về các cuộc hẹn và thời điểm dùng thuốc... Việc tạo ra một thói quen lặp đi lặp lại và nhất quán có thể hữu ích trong việc phục hồi trí nhớ.
Tăng cường vận động
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ
Ra khỏi giường và di chuyển càng nhiều càng tốt. Một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên được công bố trên Tạp chí Archives of Physical Medicine and Renaissance đã ghi lại tác động của việc tập thể dục đối với 40 người sống sót sau đột quỵ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người tập thể dục như một phần bắt buộc trong quá trình hồi phục đã cải thiện đáng kể về trí nhớ, khả năng nhận thức và phục hồi sức khỏe tổng thể.
Tăng cường não bộ với chế độ ăn uống MIND
Chế độ ăn MIND là sự kết hợp giữa chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải tạo thành. Nó sẽ chuyển trọng tâm ăn uống của bạn từ nhóm thực phẩm tốt cho tim sang nhóm thực phẩm tốt cho não, giúp phục hồi chức năng não tối ưu.
Chế độ ăn MIND khuyến khích bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
- Các loại rau xanh, trái cây (đặc biệt là quả mọng)
- Các loại đậu và hạt ngũ cốc
- Cá
- Các loại thịt gia cầm như thịt gà, vịt…
- Dầu olive
- Rượu vang (mỗi ngày 1 ly)
Chế độ ăn MIND còn có thể giúp làm giảm 53% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Chế độ ăn uống MIND khuyến cáo giới hạn 5 loại thực phẩm sau:
- Bơ và chất béo thực vật: Ăn tối đa khoảng 14gram mỗi ngày.
- Pho mát: Chỉ nên dùng pho mát 1 lần/tuần.
- Thịt đỏ: Bao gồm tất cả thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và các sản phẩm được làm từ thịt động vật. Không nên ăn quá 3 khẩu phần mỗi tuần.
- Thức ăn chiên: Đặc biệt là đồ ăn nhanh, ăn tối đa 1 lần/tuần.
- Đồ ngọt : Bao gồm hầu hết các đồ ăn vặt và món tráng miệng như kem, bánh quy, bánh nướng, snack – bim bim, bánh rán, kẹo... Cố gắng hạn chế và chỉ nên ăn chúng khoảng 4 lần/tuần.
Bình luận của bạn