Có mối liên quan mạnh mẽ giữa đột quỵ và chứng sa sút trí tuệ
Dùng TPCN Nattospes có giúp giảm bớt đau đầu?
Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ
7 mẹo đơn giản giúp phòng ngừa đột quỵ
Làm sao để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ mạch máu?
Béo bụng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già
Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Y khoa Exeter (Anh) đã xem xét qua 48 cuộc nghiên cứu trên 3,2 triệu người trên toàn thế giới.
“Chúng tôi nhận thấy tiền sử đột quỵ làm tăng khoảng 70% nguy cơ bị sa sút trí tuệ và những cơn đột quỵ mới thường làm tăng gấp đôi rủi ro tương tự. Xét mức độ phổ biến của cả đột quỵ lẫn chứng sa sút trí tuệ thì mối liên hệ mạnh mẽ này là một phát hiện quan trọng”, chuyên gia Ilianna Lourida thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
Chuyên gia Lourida cũng cho rằng, kết quả nghiên cứu này cho thấy việc phòng ngừa đột quỵ và chăm sóc sau đột quỵ có vai trò "then chốt" trong việc ngăn ngừa sa sút trí tuệ.
Ngoài ra, theo các nhóm nghiên cứu thì mối liên hệ giữa đột quỵ và sự gia tăng rủi ro sa sút trí tuệ vẫn còn được duy trì sau khi xem xét các tác nhân rủi ro gây sa sút trí tuệ như tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim.
Mặc dù cuộc nghiên cứu không chứng minh đột quỵ gây ra sa sút trí tuệ nhưng đây là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho đến nay về mối liên hệ giữa hai vấn đề này.
Nhà nghiên cứu David Llewellyn thuộc trường Đại học Exeter cũng cho biết: "Khoảng 1/3 trường hợp sa sút trí tuệ được cho là có khả năng phòng ngừa được, mặc dù ước tính này không tính đến rủi ro liên quan đến đột quỵ. Tuy nhiên, những phát hiện của chúng tôi cho thấy con số này thậm chí còn cao hơn và củng cố tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn cung cấp máu đến não có thể giúp giảm gánh nặng toàn cầu của chứng mất trí".
Bình luận của bạn