- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi bất thường và ra mồ hôi nhiều là bệnh gì?
TPCN Hòa Hãn Linh: Giúp giải tỏa nỗi lo mồ hồi nhiều
Tại sao nhiều người bị đổ mồ hôi khi ăn?
10 "sự thật" bạn luôn nhầm tưởng về đổ mồ hôi
Làm sao khi bị đổ mồ hôi quá nhiều?
Tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis)
Tăng tiết mồ hôi hay quá nhiều mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Nguyên nhân chính làm phát sinh chứng tăng tiết mồ hôi thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Giải pháp: Sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược tự nhiên như Thiên môn đông và Sơn thù du.
Đái tháo đường
Đái tháo đường có thể gây biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ, làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi. Bệnh nhân có thể ra mồ hôi rất nhiều ở phần thân, nhất là khi sau khi ăn (gọi là đổ mồ hôi vị giác), mồ hôi có thể túa ra liên tục ở khắp vùng đầu, mặt.
Giải pháp: Kiểm soát tốt đường huyết và biến chứng đái tháo đường bằng thuốc, thực phẩm chức năng và chế độ ăn uống.
Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu của chứng hạ đường huyết, thường đi kèm với các triệu chứng: Run lẩy bẩy, chóng mặt, đói, bồn chồn, lo lắng, nhức đầu, tim đập mạnh… Tình trạng này không chỉ gắn liền với bệnh đái tháo đường mà còn thường gặp ở người: Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng bữa, ăn kiêng….
Đó là do cơ thể người luôn sản sinh ra insulin vào giờ ăn để chuẩn bị cho việc điều chỉnh lượng đường glucoza từ thức ăn hấp thụ vào máu. Khi bỏ bữa, việc thiếu đường glucoza trong máu sẽ kích thích giải phóng hormone adrenaline do cơ thể bước vào trạng thái sinh tồn "chiến đấu hoặc cao chạy xa bay". Điều này gây đổ mồ hôi.
Giải pháp: Để giúp tăng đường huyết ngay lập tức, hãy ăn đồ ngọt như kẹo hoặc đường.
Đau tim
Theo một nghiên cứu từ Đại học Illinois (Chicago, Mỹ) năm 2005 cho thấy, chảy mồ hôi có thể là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo trái tim đang gặp vấn đề hay báo trước một cơn đau tim, đặc biệt là khi nó đi kèm với hiện tượng chóng mặt, muốn ngất, đau ngực lan dần tới quai hàm, cổ, cánh tay và lưng. Đổ mồ hôi theo cách này là một phần của phản ứng phế vị - mạch, gây sụt giảm nhịp tim và huyết áp đột ngột. Phản ứng như vậy cũng có thể xuất hiện ở những người đang vô cùng đau đớn, bị chảy máu não hoặc viêm ruột thừa cấp.
Giải pháp: Đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.
Mãn kinh
Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm ảnh hưởng đến ít nhất 75% phụ nữ mãn kinh. Các triệu chứng này không chỉ gây khó chịu cho các chị em mà còn khiến họ bị mất ngủ, cáu gắt và mất tự tin khi tiếp xúc với người khác.
Giải pháp: Sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố để điều hòa chức năng của hệ thần kinh thực vật.
Rối loạn giấc ngủ
Các rối loạn giấc ngủ, phổ biến nhất là hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến bạn bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Bởi lẽ, ngưng thở khi ngủ làm bạn thiếu oxy, lúc đó cơ thể phải phản kháng lại để duy trì sự sống, khiến bạn đổ mồ hôi, mê man… Bên cạnh đó, những cơn ác mộng và chứng rối loạn lo âu cũng khiến bạn chảy mồ hôi nghiêm trọng.
Giải pháp: Vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến bạn đổ mồ hôi đêm như: Thuốc điều trị trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuộc hạ sốt, thuốc trị cảm… Đặc biệt, chất paroxetine trong thuốc trầm cảm có thể gây ra hiện tượng toát mồ hôi vào ban đêm.
Giải pháp: Dùng thuốc đúng chỉ định và tham vấn bác sỹ biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều còn có thể do một số lý do như: Trào ngược dạ dày thực quản, HIV giai đoạn AIDS, ung thư hạch bạch huyết, cường tuyến giáp, nhiễm trùng (bao gồm cả bệnh lao).
Biết Tuốt H+ (Theo Medical Daily)
Gợi ý sản phẩm: Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh
Bình luận của bạn