Uống bao nhiêu rượu bia thì bị ung thư?

Uống rượu bia với bất kỳ mức độ nào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Video: Ai bảo rượu bia có hại cho sức khỏe?

Trẻ vị thành niên uống rượu sớm gây hại như thế nào?

Mắt mờ do uống rượu bia nhiều

Lập BCĐ quốc gia phòng, chống tác hại của "nghiện" rượu, bia

Để phòng chống tác hại do rượu bia, nam giới không nên uống quá 14 đơn vị cồn trong 1 tuần.
Một đơn vị cồn tương đương 10gr cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml; 1 ly rượu vang 100ml; 1 cốc bia hơi 330ml hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml.

Trên thực tế, không có một tiêu chuẩn cho mức độ tiêu thụ cồn bao nhiêu là có hại do nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu bia khác nhau, tùy thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu bia khác nhau. Nói cách khác, không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Việc phân loại các mức độ nguy cơ chỉ có tính chất tương đối, nhằm mục đích đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để giảm tác hại do sử dụng rượu biaThông thường có thể chia các mức độ nguy cơ đối với sử dụng rượu bia như sau:

Mức nguy cơ thấp: Để giảm thiểu nguy cơ, không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần. Đặc biệt không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: Điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho nặng lên.

Việc phân loại mức độ uống rượu bia nhằm mục đích đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để giảm tác hại

Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương. Theo số liệu thống kê của WHO về ca tử vong do hậu quả của rượu bia, các bệnh không lây nhiễm như: Bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư chiếm tới 46% tổng số ca tử vong, tiếp theo là chấn thương (chủ yếu là tai nạn giao thông) và bệnh đường tiêu hóa (xơ gan).

Mức có hại: Là mức độ/cách thức sử dụng làm tăng nguy cơ gây hại đối với sức khỏe và hậu quả xã hội. Mặc dù có thể chưa chịu các tác hại trực tiếp về sức khoẻ nhưng có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính (ung thư, bệnh tim mạch…), nguy cơ chấn thương, bạo lực hay các hành vi liên quan đến pháp luật, giảm khả năng làm việc, các vấn đề xã hội do nhiễm độc rượu bia gây nên.

Mức nguy hiểm: Là mức độ/cách thức sử dụng gây ra các hậu quả có hại đối với sức khỏe về thể chất hay tâm thần hoặc các hậu quả xã hội. Mức độ sử dụng này gây ra những tổn thương cấp tính hoặc lâu dài đối với sức khỏe về thể chất (tổn thương gan, suy chức năng gan, xơ gan, bệnh tim mạch…) hay tâm thần (trầm cảm, loạn thần do rượu…) hoặc các hậu quả xã hội khác (tai nạn thương tích, bạo lực, giảm khả năng làm việc).

Nghiện: Là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia, đặc trưng bởi sự thèm muốn (nhu cầu uống mãnh liệt), mất kiểm soát (không thể ngừng uống mặc dù rất muốn dừng), tăng mức độ dung nạp, ảnh hưởng đến thể chất. Sử dụng rượu bia ở mức này là tình trạng bệnh lý và thuộc nhóm bệnh tâm thần được quy định tại Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của WHO.

Rượu và bia tác hại đều như nhau

Tác hại do rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng uống và cách thức uống

Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng nếu uống bia thì ít gây hại cho sức khỏe hơn so với uống rượu. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đây là quan niệm không đúng bởi vì tác hại chủ yếu là do chất cồn (ethanol) trong đồ uống gây ra. Vì vậy, tác hại do rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống (là bia hay rượu) mà phụ thuộc vào lượng uống (tiêu thụ bao nhiêu gr cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng).

Nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng chống những nguy cơ bệnh tật, tai nạn nguy hiểm và các hậu quả xã hội khác do bia rượu gây ra trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không nên lạm dụng rượu bia, đặc biệt không uống khi tham gia điều khiển các phương tiện giao thông, khi vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn hoặc có các tình trạng bệnh lý phải tránh đồ uống có cồn.

Hạn chế sử dụng bia rượu chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp "bất khả kháng" vì một vài lý do nào đó nhiều người bắt buộc vẫn phải uống rượu thì cách tốt nhất để hạn chế tác hại của rượu chính là việc kết hợp sử dụng các loại sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giải độc rượu. Tuy nhiên người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin về các loại sản phẩm này cũng thư tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư